Collections trong Kotlin
Collections trong Kotlin
Ở trong 2 bài học trước đó, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn về câu lệnh if, when, for, while và do…while. Tất cả các câu lệnh đều rất quan trọng. Hôm nay với bài học collections trong Kotlin sẽ giới thiệu đến với các bạn về List, Set, Map và Array
Một điểm đáng lưu ý là nó không giống như nhiều ngôn ngữ khác, Kotlin phân biệt giữa collection có thể thay đổi và collection cố định (không thể thay đổi).
Collections trong Kotlin là gì ?
Trong Kotlin, collections (tập hợp dữ liệu) là các cấu trúc dữ liệu mà bạn có thể sử dụng để lưu trữ, quản lý và xử lý tập hợp các phần tử.
Kotlin cung cấp nhiều loại collections khác nhau, bao gồm List (danh sách), Set (tập hợp), và Map (bản đồ), và các biến thể của chúng như MutableList, MutableSet và MutableMap để cho phép chỉnh sửa dữ liệu.
Những collections này có thể chứa các phần tử của cùng hoặc khác kiểu dữ liệu và cung cấp các phương thức và thuộc tính để thao tác với dữ liệu trong collection, chẳng hạn như thêm/loại bỏ phần tử, truy xuất phần tử, tìm kiếm, sắp xếp, và nhiều hoạt động khác.
Mảng (Array) collections trong Kotlin
Trong Kotlin, mảng (Array) không thuộc loại collections, mà là một kiểu dữ liệu riêng biệt để lưu trữ một tập hợp các phần tử của cùng một kiểu dữ liệu. Mảng trong Kotlin có độ dài cố định và các phần tử liên tục được lưu trữ trong bộ nhớ.
Để khai báo một mảng trong Kotlin, bạn có thể sử dụng từ khóa “Array” kèm theo kiểu dữ liệu của phần tử và kích thước của mảng.
Array trong Kotlin có chiều dài cố định đối với phần tử đầu tiên bắt đầu ở vị trí 0. Array có thể chứa giá trị kiểu chuỗi và kiểu số,…
Ví dụ 1: khai báo array chứa chuỗi là các dòng sản phẩm của hãng Apple
val san_pham = arrayOf("iPhone", "iPad", "iMac")
println(san_pham[0])
Ví dụ 2: khai báo array chứa các số nguyên là các thứ trong tuần
val thu = intArrayOf(2, 3, 4, 5, 6, 7, 8)
println(thu[5])
Tương tự như trên ta có thể sử dụng floatArrayOf(), longArrayOf(), … để chứa các kiểu dữ liệu tương ứng. Và để xác định kích thước của array, chúng ta có thể sử dụng câu lệnh size.
Ví dụ 3: việc hiển thị kích thước của mảng thu
println(thu.size)
List collections trong Kotlin
Giống như một mảng (Array), ngoại trừ chúng có thể có một số lượng các phần tử có thể thay đổi tương tự như ArrayList trong Java. Các phần tử không chỉ được thêm vào mà còn có thể được xóa ra khỏi danh sách.
Ví dụ về việc sử dụng List trong Kotlin
val san_pham = mutableListOf<String>("iPhone", "iPad", "iMac")
//Xóa phần tử cuối cùng
san_pham.removeAt(2)
//Thêm phần tử vào cuối danh sách
san_pham.add("iMatch")
//Duyệt danh sách và hiển thị
for (sp in san_pham) {
print("$sp ")
}
Set collections trong Kotlin
Giống như List ngoại trừ mỗi phần tử của nó phải là duy nhất. Chúng ta không thể lấy một phần tử theo vị trí và các phần tử hiện tại không thể thay đổi được.
Ví dụ về sử dụng Set trong Kotlin
val nt = mutableSetOf<Int>(3, 5, 7, 0, 13)
//Thêm một số vào cuối
nt.add(2)
//Xóa số 0, lưu ý 0 là số 0 chứ không phải vị trí
nt.remove(0)
//Duyệt và hiển thị
for (n in nt) {
print ("$n ")
}
Map collections trong Kotlin
Map trong Kotlin cũng tương tự như HashMap trong Java. Chúng lưu trữ một cặp gồm có key và value. Key là duy nhất và mỗi một key chỉ lưu trữ được một value.
Ví dụ về tạo Map chứa danh sách các hãng công nghệ
val hang = mutableMapOf("a" to "Apple", "s" to "Samsung")
println(hang["a"])
Ví dụ
Mở IntelliJ, tạo một file Kotlin và đặt tên là CollectionDemo. Chương trình demo xử lý tình huống người dùng nhập vào một số nguyên từ số 2 đến số 8, ứng dụng sẽ hiển thị thứ tự tương ứng. Lấy ví dụ là người dùng nhập vào số 8, ứng dụng sẽ hiển thị hôm nay là chủ nhật.
Code xử lý
Kết quả khi chạy
Kết luận
Như vậy, qua bài viết trên đây, R2S chúng tôi đã giúp bạn hiểu được về định nghĩa của collections trong Kotlin, Mảng (Array), List, Set, Map, ví dụ về collections trong kotlin.
Đừng quên bỏ lỡ bất cứ bài viết nào của chúng tôi để có thể học thêm nhiều kiến thức hữu ích về lập trình kotlin nhé.
Hãy đến với website của R2S để có thể tìm hiểu sâu hơn vào lập trình và công nghệ thông tin để có thêm nhiều kiến thức về nó hơn nhé.
Bài viết gốc được đăng tải tại giasutinhoc.vn