IT Manager là gì? Những điều cần biết về IT Manager
IT Manager là gì? Những điều cần biết về IT Manager
Có thể nói, ngành Công nghệ thông tin hiện đang là một trong những ngành có một sự phát triển và đổi mới vượt bậc. Thu hút rất nhiều bạn trẻ trong việc lựa chọn và định hướng nghề nghiệp. IT – CNTT đa lĩnh vực, bên cạnh là một lập trình viên thì các vị trí công việc cấp cao cũng đem lại rất nhiều sự quan tâm. Một trong những vị trí mà nhiều lập trình viên hiện nay cũng muốn hướng đến đó chính là IT Manager. Vậy, Imanager là gì? Bạn cần biết những điều gì về vị trí công việc quản lý công nghệ này, cùng R2S tìm hiểu dưới đây nhé.
IT Manager là gì?
Trong một hệ thống làm việc tại mọi doanh nghiệp ở bất cứ đâu, trong một tổ chức đều sẽ phải cần có một người quản lý, chịu trách nhiệm và điều khiển công việc một cách trơn tru, hiệu quả đúng với mục tiêu của cả công ty. IT Manager (Nhà quản lý Công nghệ) trong một công ty sẽ là người chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý toàn bộ các vấn đề liên quan đến các vấn đề CNTT trong một tổ chức, doanh nghiệp.
Ở vị trí này, họ sẽ là người đưa ra các quyết định về cơ sở hạ tầng công nghệ, cơ sở dữ liệu, hệ thống phần mềm/phần cứng cho doanh nghiệp. Tiến hành theo dõi và quản lý hệ thống, tiến độ công việc cũng như đảm bảo cho quá trình hoạt động công nghệ của một doanh nghiệp được diễn ra một cách suôn sẻ. Vị trí này sẽ là những người quản lý bộ phận, phòng ban IT của một doanh nghiệp, tổ chức.
Những công việc chính của một IT Manager
Vị trí Quản lý IT là một trong những vị trí đòi hỏi bạn phải có nhiều năm kinh nghiệm lập trình cũng như sự nhạy bén trong công việc để có thể điều phối được một bộ phận của một doanh nghiệp. Dưới đây là bản mô tả công việc mà một IT manager phải thực hiện.
Chịu trách nhiệm hệ thống CNTT của Doanh nghiệp
Tùy vào quy mô của từng doanh nghiệp, hệ thống CNTT của một doanh nghiệp rất phức tạp với rất nhiều phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu nội bộ, mạng nội bộ, máy chủ toàn hệ thống, server và với rất nhiều hệ thống có liên quan khác.
Quy mô doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sử dụng nền tảng công nghệ thì trách nhiệm của một nhà quản lý công nghệ và đội ngũ bên dưới càng nặng nề hơn. Bởi vì khi xảy ra một lỗi hệ thống, sự cố thuộc về máy chủ, server hoặc bị hacker xâm nhập… sẽ liên lụy đến cả một hệ thống và kéo theo đó là hoạt động kinh doanh đình trệ, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và đối tác khách hàng.
Việc quản trị, thiết kế lắp đặt và điều phối hoạt động của một hệ thống CNTT, đảm bảo cho hoạt động được diễn ra trơn tru tránh được việc gây thiệt hại về tài sản cũng như uy tín của doanh nghiệp. Ngay khi có dấu hiệu bất thường, trưởng bộ phận cần nhanh chóng tìm kiếm và đưa ra nguyên nhân, thực hiện giải pháp cải thiện triệt để.
Thiết kế cơ sở hạ tầng công nghệ
IT manager có trách nhiệm thiết kế, quản lý và xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ và mạng công nghệ. Tiến hành điều phối nhân sự IT thực hiện công việc kiểm soát cấu trúc, bảo mật và khắc phục sự cố theo quy trình.
Ngoài ra, họ còn phải phụ trách đưa ra chính sách mua sắm trang thiết bị công nghệ phục vụ cho doanh nghiệp bằng cách đánh giá, lựa chọn, kiểm duyệt chất lượng nhà cung cấp cũng như vật phẩm sau đó tiến tới việc mua hàng, nghiệm thu theo quy định của công ty. Đề xuất phần mềm, ứng dụng phù hợp với các hoạt động của doanh nghiệp, quản lý việc sử dụng những phần mềm trên.
Xây dựng, triển khai các chiến lược và dự án công nghệ
Để tiến hành một dự án CNTT cho doanh nghiệp, nghiên cứu xây dựng, triển khai là một nhiệm vụ quan trọng của người quản lý công nghệ. Dựa trên nhu cầu từ doanh nghiệp, khách hàng đối tác mà họ có thể tiến hành lên chiến lược phù hợp cho từng bộ bận, các lập trình viên dưới sự quản lý của mình, và phải là người hiểu rõ được dự án mình đang làm nhất và truyền đạt, tăng cường hiệu suất cho nhân viên.
Quản lý hoạt động phòng IT
Là người đứng đầu phòng ban công nghệ, dự án nên IT Manager sẽ có trách nhiệm điều phối hoạt động của từng thành viên, từ thực tập sinh cho đến những leader của từng team. Củng cố tinh thần và phát triển tiềm năng của từng cá nhân trong phòng ban.
Kiến thức và Kỹ năng cần có của một IT Manager
Về kiến thức – Có kiến thức chuyên sâu về hệ thống công nghệ thông tin từng chi tiết thành phần của hệ thống đó. Am hiểu về server, cơ sở dữ liệu, website, hệ thống máy chủ. Nhạy bén với những bất thường từ nhỏ đến lớn để quản trị rủi ro của một dự án khi gặp sự cố.
Về kỹ năng – Ngoài kiến thức chuyên môn, một IT Manager phải trau dồi kỹ năng quản lý công việc của dự án của từng thành viên trong phòng ban, đội, nhóm một cách nhịp nhàng và hiệu quả. Ngoài ra còn là kỹ năng quản lý dự án, giải quyết vấn đề… đều là những kỹ năng cần thiết.
IT Manager có phải là vị trí cao nhất của sự nghiệp lập trình hay không?
Trong một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, thì IT manager được xem là vị trí cao nhất trong một bộ phận công nghệ. Nhưng với những doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, doanh nghiệp công nghệ đa quốc gia chẳng hạn thì IT manager thường sẽ chịu trách nhiệm dưới các bộ phận khác như CIO (giám đốc thông tin) hoặc IT Director, đây là những chức vụ cao nhất trong một tổ chức công nghệ. Do đó, tùy vào khả năng và kinh nghiệm mà bạn có thể xem xét với nhiều vị trí khác nhau.
Tổng kết:
Với những sự tìm hiểu về vị trí IT Manager, R2S Academy hy vọng đã có những chia sẻ hiệu quả, giúp bạn có để có được mục tiêu trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai cũng như tiếp thêm động lực phấn đấu với các lập trình viên theo nghề, bằng sự nỗ lực thì trong tương lai, một vị trí cấp cao hoặc cũng có thể là một vị trí công việc khẳng định được năng lực của bản thân sẽ là điều mà các bạn hướng đến.
R2A Academy sẽ luôn đồng hành cùng sự nghiệp lập trình CNTT của bạn, R2S cung cấp các khóa học lập trình dành cho những ai có mong muốn trau dồi kỹ năng nghề nghiệp cũng như kiến thức mới, các bạn sẽ có cơ hội được thực hành với những dự án thực tế song song với quá trình đào tạo. Nếu bạn quan tâm , tham khảo TẠI ĐÂY nhé.