Package trong java là gì – Các thao tác cơ bản
Package trong java là gì – Các thao tác cơ bản
Package trong java là gì? Những gói này có vai trì như thế nào? Để tìm hiểu chi tiết về khái niệm và cách truy cập package, hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi thật chi tiết cùng R2S nhé!
Package trong java là gì
Có thể bạn chưa biết, package trong java được hiểu như folder (thư mục) trong windows. Và trong package có thể chứa các package khác. và Package sẽ chứa các class, interface hay sub-package có liên quan với nhau.
Ví dụ
//Khai báo package
package javapro;
public class Student{
private int mark=0;
public Student(int m) {
mark = m;
}
}
Cách truy cập các thành phần trong package
Trước khi tìm hiểu cách truy cập các thành phần, bạn hãy cùng tìm hiểu về:
Hướng dẫn khai báo Package trong java
- Các class mà dự định sẽ được sử dụng bên ngoài package thì bạn cần phải khai báo dạng public.
- Các package khác nhau có thể chứa được các class trùng tên với nhau.
- Nếu các package khác nhau mà có các class có tên trùng nhau thì khi sử dụng bạn bắt buộc phải import đầy đủ bao gồm package và tên class.
Phân loại package
Có 4 kiểu truy cập vào package là private, protected, public và default với cách phân biệt như sau:
Kiểu truy cập | Đặc điểm | Trong cùng một class | Trong cùng một package | Trong cùng một sub-package | Package khác |
private | Chỉ có thể được truy cập bởi chính class đó | Có | Không | Không | Không |
default | Được truy cập bởi các class cùng package. | Có | Có | Không | Không |
protected | Được truy cập bởi các class cùng trong package và các class là sub-class của class này | Có | Có | Có | Không |
public | Được truy cập bởi tất cả các class ở cùng package hay khác package | Có | Có | Có | Có |
Hướng dẫn tạo package trong NetBeans
Để tạo package trong NetBeans, bạn thực hiện những bước sau:
- Bước 1: Chuột phải tại project
- Bước 2: Chọn New
- Bước 3: Chọn Java Package
Sử dụng packages trong java
- Cú pháp để sử dụng : import tên_package.tên_class
- Ví dụ:
import javapro.Student;
import javapro.*;
Trong đó:
- Ký hiệu *: là import tất cả các class trong package javapro.
- Một ví dụ khác về package trong java
import java.util.Scanner;
import java.io.File;
public class Example {
public void input() {
Scanner input = new Scanner(System.in);
String fileName = input.next();
File f = new File(fileName);
}
}
Interfaces trong Package là gì?
Trong interface sẽ có các phương thức abstract và các biến final. Khi một class thực thi một interface thì cần phải viết lại (override) tất cả các phương thức trong interface. Interface là public hoặc default.
Interface hoàn toàn có thể được kế thừa. Trong đó, một interface có thể được thực hiện bởi nhiều class, và một class có thể thực thi nhiều interface.
Hướng dẫn tạo interface trong NetBeans
- Bước 1: Click chuột phải tại package sẽ chứa interface
- Bước 2: Chọn New
- Bước 3: Chọn Java Interface
Ví dụ 1 – Package trong java
1. Tạo interface với tên MyInterface theo cú pháp sau:
package javapro;
2. Tiếp theo, tiến hành thực thi interface
class MyClass implements MyInterface {
public void mymethod1() { //phải là public
System.out.println("Override my method 1");
}
public void mymethod2() {
System.out.println("Override my method 2");
}
void mymethod3() {//không là phương thucw trong interface
System.out.println("My method 3");
}
}
3. Tạo class tên SampleInterface
public class SampleInterface
public static void main (String a[]) {
MyClass mc = new MyClass();
mc.mymethod1();
mc.mymethod2();
mc.mymethod3();
}
}
Ví dụ 2 về Package trong java
1. Tiến hành tạo interface tên MyInterface
interface MyInterface {
void meth1();
void meth2();
}
2. Tạo interface tên IB như sau
interface IB extends MyInterface {
void meth3();
}
3. Tạo các class tên MC với cú pháp
public class MC implements IB {
public void meth1() {
System.out.println("Implements method 1");
}
public void meth2() {
System.out.println("Implements method 2");
}
public void meth3() {
System.out.println("Implements method 3");
}
}
Một số bài tập thực hành cho người mới
Để thực hành với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ bên trên, bạn có thể tạo package có tên là mypackage.
Sau đó, thực hiện các công việc sau đây:
Bài thực hành số 1 về Package trong Java
Đầu tiên, bạn hãy tạo class và đặt tên MyCircle. Sau đó, thực hiện việc viết xử lý cho phép người dùng nhập vào bán kính của một hình tròn sau đó tính diện tích và chu vi của hình tròn đó và in kết quả ra màn hình.
Lưu ý là chương trình phải sử dụng hằng số PI có sẵn của class Math trong package java.lang
Bài thực hành số 2
Bạn cần phải tạo class có tên PhuongTrinhBacNhat. Viết chương trình cho phép người dùng nhập vào các hệ số a và b.
Tiến hành biện luận nghiệm của phương trình ax + b = 0 và in kết quả ra màn hình.
Bài thực hành số 3
Lấy ví dụ công ty Yamaha Việt Nam là một công ty chuyên sản xuất xe máy với các model khác nhau như Serius, Taurus, Jupiter và cung cấp cho thị trường Việt Nam.
Công ty có nhu cầu làm một phần mềm quản lý hệ thống phân phối các loại xe trên và bạn phải thực hiện những đầu việc sau:
- Tạo interface có tên IMotor nằm trong package motor với các phương thức
public void inputInfo();
public void displayInfo();
- Tiếp theo, tạo lớp MyMotor nằm trong package motor thực thi interface IMotor và có các thuộc tính sau
//Mã xe
private String code;
//Tên xe
private String name;
//Dung tích xi lanh
private int capacity;
//Kiểu xe tay ga hay xe số
private String type;
- Trong package “motor.yamaha”, tạo lớp “Jupiter” kế thừa từ lớp “MyMotor” và thêm thuộc tính “warranty” kiểu int.
- Trong package “motor.yamaha”, tạo lớp “Serius” kế thừa từ lớp “MyMotor” và thêm thuộc tính “color” kiểu String.
- Trong package “motor.yamaha”, tạo lớp “Yamaha” để người dùng lựa chọn chức năng bằng số. Số 1 để nhập thông tin xe Jupiter, số 2 để nhập thông tin xe Serius, số 3 để hiển thị thông tin xe Jupiter, và số 4 để hiển thị thông tin xe Serius.
Kết luận
Hiện nay, Package trong Java được sử dụng để quản lý và tổ chức mã nguồn thành các đơn vị logic. Nó cung cấp phạm vi truy cập để kiểm soát sự khả dụng của các lớp, phương thức và biến.
Bằng cách sử dụng package, chúng ta có thể tạo ra các module độc lập, tái sử dụng và dễ bảo trì. Các package cũng có thể chứa các thư viện và giao diện để cung cấp các tài nguyên và hành vi mở rộng cho các lớp trong package đó.
Bài viết gốc được đăng tại: giasutinhoc.vn