Nhu cầu nhân lực Công nghệ thông tin nửa cuối năm 2022
Nhu cầu nhân lực Công nghệ thông tin nửa cuối năm 2022
Sau dịch Covid – 19 vẫn còn nhiều chuyển biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp, ngành nghề đang nỗ lực tái khởi động kinh doanh tiến tới việc tăng trưởng kinh tế, nhu cầu nhân lực cũng gia tăng đáng kể trong quý 2/ 2022. Trong đó, nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ Thông tin vẫn không có xu hướng giảm mà dự báo là vẫn tiếp tục tăng cao.
R2S xin phép được tổng hợp dựa trên dự báo về xu hướng tuyển dụng nhân sự trên thị trường lao động CNTT trong quý 2/ 2022, các tháng cuối năm 2022 do Công ty cung cấp giải pháp nhân sự Adecco Việt Nam công bố và từ các số liệu thống kê từ các năm trước. Cùng R2S tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Nhu cầu nhân lực Công nghệ thông tin vẫn rất “hot”
Theo số liệu từ năm 2021 theo Báo cáo về thị trường IT Việt Nam của TopDev, năm 2021 nhu cầu tại Việt Nam cần đến 450.000 nhân lực CNTT, trong khi số lượng lập trình viên tại Việt Nam ở thời điểm đó chỉ đạt khoảng 430.000 người.
Theo bà Hà Nguyễn – Giám đốc Adecco Hà Nội, trong quý 2/ 2022, yêu cầu về tuyển dụng nhân sự vẫn đạt số lượng tương tự như năm ngoái, một số ngành còn có nhu cầu tuyển dụng vượt trội hơn hẳn khi hầu hết các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề khác nhau đang cố gắng tái khởi động kinh doanh sau dịch.
Ngành học có nhiều cơ hội thăng tiến, mức lương hấp dẫn nhưng khó tuyển hơn bao giờ hết
Hiện tại Việt Nam có hơn 100 trường Đại học đào tạo CNTT, mỗi năm các trường cung cấp 50.000 kỹ sư, mức lương trung bình cho mỗi sinh viên mới ra trường là 9 -12 triệu đồng một tháng. Tuy nhiên, các ngành đều có sự thay đổi, đặc biệt là xu hướng chuyển đổi số và sự chênh lệch của các mức thu nhập ở nhóm ngành này là khá xa, còn tùy thuộc vào năng lực cá nhân.
Theo Giám đốc Công ty Cổ phần R2S – Ông Lê Hồng Kỳ cho biết, để có thể tuyển dụng một nhân sự CNTT chất lượng cao là rất khó khăn, nhiều khi đưa ra mức lương cao cũng khó có thể tìm được người thích hợp. Nhiều sinh viên CNTT mới ra trường, để có thể đầu quân cho các công ty công nghệ thì cần phải trải qua quãng thời gian 3 – 6 tháng để đào tạo mới có thể bắt tay vào công việc. Còn đối với các công ty có quy mô vừa và nhỏ hơn, thì việc dành thời gian đào tạo cũng như rèn luyện tay nghề nhân lực thì tốn rất nhiều thời gian và chi phí.
Sự phát triển của ngành CNTT cũng như sự biến động của thị trường luôn đòi hỏi người làm công nghệ phải học hỏi liên tục, phát triển các kỹ năng toàn diện cũng như khả năng thích ứng nhanh với mọi biến đổi. Đặc biệt nhân sự công nghệ chất lượng cao là đối tượng săn đón của tất cả các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới, chứ không phải chỉ riêng Việt Nam. Vì thế, nhân sự CNTT quan trọng nhất bao nhiêu kinh nghiệm, tính chủ động thế nào, còn bằng cấp chỉ là một thành phần xem xét.
Cơ hội việc làm đa dạng đến từ xu hướng “chuyển đổi số”
Theo bà Hà Nguyễn cho hay: Nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) tiếp tục ở mức cao. Các xu hướng như chuyển đổi số, dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây và internet vạn vật không chỉ mang lại cho nhân sự CNTT cơ hội việc làm đa dạng tại các doanh nghiệp Việt Nam mà còn mở ra khả năng làm việc từ xa cho các công ty và dự án từ nước ngoài. Do đó, mặc dù nhiều doanh nghiệp đưa ra mức lương và các chế độ phúc lợi hấp dẫn, nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn khi tuyển những ứng viên có chuyên môn cao”.
Cuối tháng 1/ 2022, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký quyết định 146 phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Đề án hướng tới mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số. Cùng với đó, đào tạo ít nhất 1.000 chuyên gia làm lực lượng nòng cốt dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia.
“Với xu thế chuyển đổi số ở các doanh nghiệp dẫn đến nguồn nhân lực để làm các công việc chuyển đổi số cần rất lớn, sự thiếu hụt cơ bản là do nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên làm rõ vấn đề thiếu hụt giữa nhân sự chất lượng cao, nhân sự làm được việc chứ không phải thiếu nhân sự ngành CNTT chung chung”, ông Nguyễn Văn Vũ, Giám đốc công nghệ Appota nhấn mạnh.
Nhu cầu nhân lực khó khăn, các doanh nghiệp cạnh tranh mời gọi
Để có thể tăng hiệu quả trong việc tìm kiếm và tuyển dụng ứng viên, các phòng ban nhân sự của các doanh nghiệp đang tận dụng cả phỏng vấn trực tuyến lẫn trực tiếp, tìm kiếm ứng viên ở nhiều nơi khác nhau. Việc các doanh nghiệp cạnh tranh tuyển dụng bằng thư mời làm việc (job offer) khá phổ biến. Một cá nhân có năng lực tốt và có kinh nghiệm, đạt được nhiều thành tựu trong công việc có thể nhận được nhiều lời mời làm việc cùng một lúc. Để có thể chiêu mộ được ứng viên năng lực, các doanh nghiệp thường đưa ra những lời đề nghị với mức phúc lợi tốt, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Với sự lạm phát ảnh hưởng từ đợt dịch Covid – 19 vừa qua cũng như tình hình căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine nửa đầu năm 2022, khiến nhiều ứng viên cẩn trọng hơn trong việc tìm hiểu về văn hóa công ty, cũng như mức phúc lợi, thù lao mà họ nhận được và cả sự phát triển ổn định của một doanh nghiệp trên thị trường. Các doanh nghiệp có sự linh với xu hướng thị trường và phát triển ổn định sẽ hấp dẫn được các ứng viên.
Lời kết
R2S đã có những nhận định về thị trường tuyển dụng nhân lực cũng như tình hình thiếu hụt lập trình viên hiện nay. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích, giúp bạn hiểu rõ phần nào về ngành Công nghệ thông tin.
R2S cung cấp các khóa học lập trình, nếu bạn quan tâm, tham khảo TẠI ĐÂY nhé. R2S Academy xin cám ơn.