Hotline: 0919 365 363; Email: daotao@r2s.edu.vn

Hàm trong PHP

Hàm trong PHP

Hàm trong PHP
Kiến thức hữu ích

Hàm trong PHP

Hàm trong PHP là gì? PHP cung cấp nhiều hàm tích hợp sẵn cho việc thực hiện các tác vụ phổ biến, và bạn cũng có thể tự định nghĩa các hàm của riêng mình. Việc sử dụng hàm giúp tách biệt logic của chương trình thành các phần nhỏ và dễ quản lý hơn.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về cú pháp tạo hàm, hãy cùng với R2S tìm hiểu ngay nhé!

Hàm trong PHP là gì?

Hàm trong PHP là một khối mã thực hiện một tác vụ cụ thể và có thể được sử dụng nhiều lần. Hàm có thể trả về giá trị khi được gọi hoặc chỉ thực hiện một hành động mà không trả về giá trị nào. 

Hàm trong PHP
Hàm trong PHP là gì?

PHP cung cấp nhiều hàm có sẵn (built-in functions) và cũng cho phép người dùng tự định nghĩa hàm riêng (user-defined functions).

Có 2 loại hàm: hàm được định nghĩa sẵn trong ngôn ngữ lập trình và hàm do lập trình viên tạo ra. Khi tạo hàm riêng, chúng ta cần quan tâm đến cách tạo và sử dụng hàm.

Cú pháp tạo hàm

Cú pháp tạo hàm trong PHP
Cú pháp tạo hàm

Cú pháp

function tên_hàm(tham_số_nếu_có) {
  Xử lý
}

Khi đặt tên cho hàm, cần lưu ý rằng tên hàm không được bắt đầu bằng số và có thể bắt đầu bằng ký tự hoặc gạch dưới. Tên hàm nên phản ánh chức năng của nó và không phân biệt chữ hoa chữ thường. 

Ví dụ, ta có thể tạo một hàm có tên là sayHello để hiển thị thông điệp “Xin chào gia sư tin học”.

function sayHello() {
   echo "Xin chào gia sư tin học";
}

Tạo hàm có tham số trong PHP

Đôi khi chúng ta cần truyền thông tin cho một hàm. Trong trường hợp này, chúng ta sử dụng tham số để khai báo. Tham số tương tự như biến về ý nghĩa, nhưng khác về cách khai báo. 

Chúng ta đặt tham số trong cặp dấu ngoặc đơn ngay sau tên hàm và có thể thêm nhiều tham số nếu cần, chỉ cần phân cách chúng bằng dấu phảy.

Ví dụ tạo hàm sau đây sẽ nhận vào 2 tham số là tên và tuổi.

function say ($ten, $tuoi) {
  echo "Chào bạn $ten. Tuổi của bạn là $tuoi";
}

Tạo hàm với tham số mặc định trong PHP

Trong phần này, chúng ta sẽ học cách tạo và sử dụng hàm với tham số mặc định. Khi gọi hàm mà không truyền đối số, giá trị mặc định của tham số sẽ được sử dụng.

Tạo hàm với tham số mặc định trong PHP
Tạo hàm với tham số mặc định
<?php
  function cal($n = 1, $m = 7) {
      $tong = $n + $m;
      echo "Tổng của $n và $m là $tong";
  }
?>

Lúc gọi hàm
// Trường hợp không truyền tham
cal();      // Tổng bằng 8

// Trương hợp có tham số
cal(12, 4); // Tổng 16

Tạo hàm trả về giá trị

Để tạo một hàm trả về giá trị, ta dùng câu lệnh return. Lưu ý rằng câu lệnh return phải đặt cuối cùng trong hàm, vì nó không chỉ trả về giá trị mà còn kết thúc hàm. Do đó, những câu lệnh sau return sẽ không được thực thi.

Tạo hàm trả về giá trị
Tạo hàm trả về giá trị
function tên_hàm(tham_số_nếu_có) {
  // Xử lý
  return giá_trị;

}

Ví dụ

<?php

function tinhTong($n, $m) {
    $tong = $n + m;

    return $tong;
}

echo "5 + 10 = " . tinhTong(5, 10) . "<br>";
echo "6 + 11 = " . tinhTong(6, 11) . "<br>";
echo "7 + 12 = " . tinhTong(7, 12);
?>

Bài tập

Hãy sử dụng kiến thức về hàm trên đây để tạo một chương trình liệt kê các số nguyên tố trong một dãy số nguyên. 

Để thực hiện điều này, bạn cần tạo một hàm để kiểm tra xem một số nguyên có phải là số nguyên tố hay không. Sau đó, duyệt qua mảng số nguyên và sử dụng hàm kiểm tra số nguyên tố để hiển thị các số nguyên tố trong mảng.

Kết luận

Trong lập trình PHP, hàm là một phần không thể thiếu. Kỹ năng tạo và sử dụng hàm một cách hợp lý là rất quan trọng đối với một lập trình viên. Việc tạo hàm có thể nhận tham số hoặc trả về giá trị tùy thuộc vào yêu cầu và cách cài đặt của từng lập trình viên.

Bài viết gốc được đăng tại: giasutinhoc.vn

Alert: You are not allowed to copy content or view source !!