Kết nối PHP với MySQL
Kết nối PHP với MySQL
Để kết nối PHP với MySQL, bạn có thể sử dụng các hàm có sẵn trong ngôn ngữ này như mysqli_connect() hoặc PDO.
Trong bài viết dưới đây, R2S sẽ hướng dẫn bạn thực hiện cú pháp kết nối vô cùng đơn giản nhé!
Tổng quan về kết nối PHP với MySQL
Để làm việc với MySQL Database trên PHP 5 hoặc cao hơn, chúng ta có thể sử dụng MySQLi extension hoặc PDO (PHP Data Objects).
MySQL extension đã không được khuyến khích sử dụng kể từ năm 2012 và những phiên bản trước của PHP vẫn sử dụng nó.
Việc sử dụng MySQLi hay PDO phụ thuộc vào tình huống cụ thể, vì cả hai đều có những ưu điểm riêng. PDO có thể làm việc với 12 hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau, trong khi MySQLi chỉ làm việc với MySQL Database.
Kết nối với MySQL database
Chúng tôi sẽ trình bày cách mở và đóng kết nối với MySQL. Hai thao tác này là không thể thiếu khi thực hiện kết nối website sử dụng PHP với cơ sở dữ liệu.
Mở kết nối với database
Hàm mysqli_connect trong PHP được sử dụng để kết nối với cơ sở dữ liệu này. Bằng cách truyền các tham số vào hàm này, bạn có thể tạo kết nối và nhận được một đối tượng kết nối để sử dụng cho các thao tác tiếp theo.
Cú pháp
$conn = mysqli_connect(serverName,userName,password,databaseName);
Tham số | Giải thích |
serverName | Tên máy chủ cơ sở dữ liệu. Nếu không chỉ định thì mặc định là localhost:3306 |
userName | Tên đăng nhập vào MySQL Database |
password | Mật khẩu đăng nhập vào MySQL Database. Nếu không chỉ định thì mặc định là không có mật khẩu |
databaseName | Tên cơ sở dữ liệu |
Đóng kết nối cơ sở dữ liệu
Để giải phóng tài nguyên và tăng hiệu suất hệ thống, chúng ta sử dụng hàm mysqli_close để đóng kết nối với cơ sở dữ liệu sau khi đã hoàn thành thao tác làm việc với nó. Việc mở kết nối để bắt đầu làm việc cũng cần được thực hiện trước đó.
Cú pháp
mysqli_close (resource $link_identifier);
Nếu resource không chỉ định thì database mở sau cùng sẽ bị đóng
Ví dụ mở và đóng kết nối php với mysql
Để tạo một tệp PHP mới có tên connectionDB.php, chúng ta cần nhập nội dung sau. Lưu ý rằng hostname, username và password có thể thay đổi tùy thuộc vào máy chủ mà chúng ta đang sử dụng.
<?php
$hostname = 'localhost:3306';
$username = 'root';
$password = '';
$dbname = "php1_db";
$conn = mysqli_connect($hostname, $username, $password,$dbname);
if (!$conn) {
die('Không thể kết nối: ' . mysqli_error($conn));
exit();
}
echo 'Kết nối thành công';
mysqli_close($conn);
?>
Kết luận
Như vậy, trên đây R2S đã hướng dẫn các bạn cách kết nối PHP với MyQSL đơn giản trong lập trình. Chúc bạn học vui và thực hiện các cú pháp này thành công nhé!
Bài viết gốc được đăng tại: giasutinhoc.vn