Hotline: 0919 365 363; Email: daotao@r2s.edu.vn

Blog

Câu lệnh điều kiện trong kotlin

Câu lệnh điều kiện trong kotlin
Kiến thức hữu ích

Câu lệnh điều kiện trong kotlin

Trong bài học này câu lệnh điều kiện trong kotlin sẽ bao gồm các nội dụng câu lệnh if, câu lệnh when. Đây là một trong những câu lệnh thường xuyên được sử dụng trong tất cả các ngôn ngữ lập trình hiện nay.

Nó cho phép bạn kiểm tra và thực thi mã dựa trên các điều kiện khác nhau. Cả hai câu lệnh “if” và “when” đều cho phép xử lý nhiều trường hợp và cung cấp tính linh hoạt để thực thi mã dựa trên các điều kiện khác nhau.

Câu lệnh điều kiện trong kotlin là gì?

Câu lệnh điều kiện trong Kotlin là một cấu trúc ngôn ngữ cho phép chương trình thực hiện các hành động khác nhau dựa trên một hoặc nhiều điều kiện. Nó cho phép bạn kiểm tra giá trị của biểu thức hoặc biến và thực hiện mã tương ứng với điều kiện đó.

Câu lệnh điều kiện quan trọng nhất trong Kotlin là câu lệnh if và câu lệnh when.

  • Câu lệnh if kiểm tra một biểu thức điều kiện và thực hiện mã trong khối if nếu điều kiện là đúng. Nếu không, mã trong khối else sẽ được thực hiện (nếu có). Câu lệnh if trong Kotlin có thể được viết theo dạng ngắn gọn.
  • Câu lệnh when tương tự như câu lệnh switch-case trong nhiều ngôn ngữ khác. Nó kiểm tra giá trị của một biểu thức và thực hiện mã tương ứng với giá trị đó. Câu lệnh when trong Kotlin cung cấp khả năng kiểm tra kiểu dữ liệu của biểu thức.

Cả hai câu lệnh này đều cho phép bạn xác định luồng điều khiển trong chương trình dựa trên các điều kiện và giúp bạn thực hiện các hành động khác nhau tùy thuộc vào kết quả của các điều kiện đó.

Câu lệnh if của câu lệnh điều kiện trong kotlin

Câu lệnh if trong Kotlin là một cấu trúc điều kiện dùng để thực hiện một khối mã nếu biểu thức điều kiện là đúng. Rất nhiều chương trình sẽ điều khiển luồng xử lý sử dụng câu lệnh if và Kotlin cũng không phải là ngoại lệ.

Cú pháp câu lệnh if trong Kotlin

if (điều_kiện) {
  // Xử lý
} else if (điều_kiện) {
  // Xử lý
} else if (điều_kiện) {
  // Xử lý
} else {
  // Xử lý
}

Ví dụ câu lệnh if trong lập trình Kotlin

var dtb: Float = 7.5F

if (dtb < 5) {
  println("Ban duoc xep loai yeu")
} else if (dtb < 6.5) {
  println("Ban duoc xep loai trung binh")
} else if (dtb < 8) {
  println("Ban duoc xep loai kha")
} else if (dtb < 10) {
  println("Ban duoc xep loai gioi")
} else {
  println("Ban duoc xep loai xuat sac")
}

Không giống như Java khi chúng ta sử dụng câu lệnh if trong Kotlin, chúng ta có thể sử dụng câu lệnh if như một biểu thức (if trả về giá trị). Đoạn xử lý trên có thể được viết lại như sau đây

var dtb: Float = 7.5F

val xep_loai = if (dtb < 5) {
  "Ban duoc xep loai yeu"
} else if (dtb < 6.5) {
  "Ban duoc xep loai trung binh"
} else if (dtb < 8) {
  "Ban duoc xep loai kha"
} else if (dtb < 10 ) {
  "Ban duoc xep loai gioi"
} else {
  "Ban duoc xep loai xuat sac"
}

println(xep_loai)

Câu lệnh when của câu lệnh điều kiện trong kotlin

Câu lệnh when trong Kotlin là một cấu trúc điều khiển dùng để kiểm tra giá trị của một biểu thức và thực hiện các hành động tương ứng dựa trên kết quả của biểu thức đó. Cấu trúc này tương tự như câu lệnh switch-case trong nhiều ngôn ngữ lập trình khác.

Mỗi trường hợp trong câu lệnh when giống như if/else if/else trong câu lệnh if. Chúng được thực hiện theo tuần tự từ trên xuống dưới. Như vậy câu lệnh when trong Kotlin tương tự như câu lệnh switch trong Java.

Cú pháp câu lệnh when trong Kotlin

when (biểu_thức/biến) {

  giá_trị -> {
     Xử_lý
  }

  giá_trị -> {
    Xử_lý
  }

  else -> {
    Xử_lý
  }
}

Ví dụ câu lệnh when trong Kotlin

val thang: Byte = 3

when (thang) {
  1 -> {
    println("Thang co 31 ngay")
  }

  3 -> {
    println("Thang co 31 ngay")
  } else -> {
    println("Khong xac dinh")
  }
}

Nếu nhiều trường hợp có cùng một cách xử lý thì các trường hợp này có thể được kết hợp với nhau và được phân cách nhau bởi dấu phẩy. Xử lý bên trên có thể được viết lại như sau đây

val thang: Byte = 3

when (thang) {
 1,3 -> {
  println("Thang co 31 ngay")
 } else -> {
  println("Khong xac dinh")
 }
}

Chúng ta cũng có thể kiểm tra một giá trị nằm phía trong hoặc phía ngoài một vị phạm bằng cách sử dụng in hoặc !in

var thu: Byte = 2

when (thu) {
 in 2..8 -> {
  println("Thu trong tuan")
 } else -> {
  println("Khong xac dinh")
 }
}

Ví dụ về câu lệnh if trong Kotlin của câu lệnh điều kiện trong kotlin

Mở IntelliJ, tạo một file Kotlin mới và đặt tên IfStatementDemo (Cách tạo file tương tự cách tạo file trong bài cơ bản về lập trình với Kotlin). Tình huống xử lý là nhập vào một số nguyên và cho biết số này là số chẵn hay là số lẻ.

Code xử lý

Câu lệnh điều kiện trong kotlin

Kết quả khi chạy

Câu lệnh điều kiện trong kotlin

Ví dụ về câu lệnh when trong Kotlin

Tạo một file Kotlin mới và đặt tên WhenStatementDemo. Tình huống xử lý là nhập vào một số nguyên và kiểm tra số nguyên vừa nhập có phải là một thứ nào đó trong tuần hay là không. Trong 1 tuần có từ thứ 2 đến chủ nhật.

Code xử lý

Câu lệnh điều kiện trong kotlin

Kết quả khi chạy

Kết quả khi chạy

Kết luận của câu lệnh điều kiện trong kotlin

Như vậy, qua bài viết về bài viết trên đây, R2S chúng tôi đã giúp bạn hiểu được về định nghĩa về lập trình kotlin, câu lệnh if, câu lệnh when, ví dụ về câu lệnh if trong kotlin, ví dụ về câu lệnh when trong kotlin

Đừng quên bỏ lỡ bất cứ bài viết nào của chúng tôi để học thêm nhiều kiến thức hữu ích về lập trình kotlin nhé.

Hãy đến website của R2S để có thể tìm hiểu sâu hơn vào lập trình và công nghệ thông tin để có thêm nhiều kiến thức về nó hơn nha. 

Bài viết gốc được đăng tải tại giasutinhoc.vn

Alert: You are not allowed to copy content or view source !!