Hotline: 0919 365 363; Email: daotao@r2s.edu.vn

Blog

Prototype là gì? Đặc điểm prototype trong phần mềm 

Prototype là gì
Kiến thức hữu ích

Prototype là gì? Đặc điểm prototype trong phần mềm 

Prototype là gì? Prototype tại sao lại phổ biết trong quá trình phát triển phần mềm? Để tìm hiểu những thông tin liên quan đến Prototype, mời bạn cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của R2S

Prototype là gì? Đặc điểm prototype trong phần mềm 

Prototype là gì? Prototype tại sao lại phổ biết trong quá trình phát triển phần mềm? Để tìm hiểu những thông tin liên quan đến Prototype, mời bạn cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của R2S. 

Thuật ngữ Prototype là gì? 

Prototype là gì
Thuật ngữ Prototype là gì? 

Prototype là gì? Prototype được hiểu là “mẫu thử đầu tiên” của phần mềm. hoặc một chức năng của phần mềm. Prototype sẽ cho phép người dùng tương tác được ngay trên màn hình của chính phần mềm đó. 

Đó có thể là nhấn nút, kéo thả, trượt lên, trượt xuống, bung mở popup… để kiểm tra chức năng có đúng hay chưa. Đặc biệt là Prototype chỉ thể hiện một hoặc một vài tính năng nổi trội của phần mềm mà thôi. 

Thường Prototype được làm trong giai đoạn pitching dự án hoặc dùng để làm rõ những yêu cầu với khách hàng một cách trực quan hơn. 

Khi nào cần sử dụng prototype? 

Khi nào cần đến Prototype
Khi nào cần sử dụng prototype? 

Mô hình prototype là bước cuối trong giai đoạn Sketch >> Wireframe >> Mockup >> Prototype. 

Cho nên chỉ khi hoàn thành các bước trên và cần được sử dụng khi hệ thống cần có nhiều tương tác với người dùng cuối. Bản prototype phải đáp ứng được yêu cầu là đảm bảo rằng người dùng cuối liên tục tương tác với hệ thống và cung cấp phản hồi cần cải tiến để hoàn thiện dự án. 

Bên cạnh đó, Prototype là gì còn xuất hiện khi:

  • Cần khám phá ý tưởng mới và xác định cải tiến phần mềm. Việc tạo mẫu prototyping phần mềm sẽ tạo ra cơ hội cho việc khám phá những ý tưởng mới ngay từ những bước đầu trong quá trình phát triển. Và từ chính thử nghiệm của người dùng có thể giúp xác định những cải tiến có thể thực hiện trước khi sản phẩm hoàn chỉnh.  
  • Với Prototype, việc củng cố nền tảng sản phẩm liên tục cho đến khi ứng dụng đáp ứng các mục tiêu kinh doanh và có thể sử dụng được trên thị trường.  
  • Tiếp cận tổng thể tạo mẫu Prototype Model giúp đảm bảo sản phẩm cuối cùng thể hiện chặt chẽ các ý tưởng và tính năng từ đó đảm bảo đáp ứng các mục tiêu cụ thể của dự án.  

Phân loại Prototype là gì? 

Phân loại prototype
Phân loại Prototype là gì? 

Dựa theo mức độ mô phỏng gần giống với phần mềm hoàn chỉnh, chúng ta có thể phân prototype thành hi-fi prototype và lo-fi prototype. 

Hi-fi prototype 

Hi-fi prototype dùng để mô phỏng các phản hồi của giao diện với người dùng. 

Với Hi-fi prototype, chúng ta có thể dùng các phần mềm chuyên dụng như Protopie, Figma hoặc ngay cả PowerPoint… đặt trực tiếp các lệnh tương tác trên các thành phần của giao diện.  

Kiểu Hi-fi prototype này còn được gọi là clickable prototype hay interactive prototype. 

Static prototype 

Static prototype chính là kiểm mà chúng ta sẽ đóng vai làm “máy tính”.  Static prototype sẽ phản hồi trực tiếp các tương tác của người dùng đối với giao diện được vẽ hoặc in ra giấy trong quá trình thử nghiệm prototype  

Đặc điểm của Prototype là gì? 

Bản mẫu Prototype được chính khách hàng nhận xét đánh giá do đó cần đảm bảo độ chính xác và hoàn thiện cao. Thường thì Prototype sẽ do UI Team đảm nhiệm và cần đầu tư nhiều nguồn lực, công sức và cả thời gian. Để làm Prototype thì cần sử dụng các tool đặc trưng như Axure, Figma, Adobe XD… để cho ra bản chi tiết nhất. 

Một đặc điểm quan trọng trong giai đoạn tạo mẫu prototyping chính là cần có sự tham gia của các bên liên quan vào quá trình lập kế hoạch. 

Khi càng nhiều các bên liên quan tham gia đóng góp ý tưởng và quyết định thiết kế của dự án sẽ giúp cho: 

  • Các bên liên quan hỗ trợ thu thập tất cả các thông tin về định hướng chiến lược của dự án một cách hữu hiệu nhất 
  • Đảm bảo nghiên cứu tạo ra tác động lớn nhất với sự tham gia của các bên liên quan 
  • Các bên liên quan sẽ thiết lập sự hỗ trợ và đảm bảo nguồn lực và cả thời gian cho mỗi lần thiết kế Prototype 

Ưu điểm và hạn chế của prototype model 

Ưu điểm và hạn chế prototype
Ưu điểm và hạn chế của prototype model 

Trước khi bắt tay vào mẫu Prototype thì bạn cần biết được một số lợi ích và hạn chế của nó mang lại, như là: 

Lợi ích khi sử dụng prototype model là gì?

Hiện nay thì cần Prototype Model tham gia vào quá trình phát triển phần mềm. Bởi Prototype mang lại nhiều lợi ích như: 

  • Prototype giúp phát hiện lỗi sớm và đưa ra giải pháp sớm hơn 
  • Prototype tránh tình trạng bị thiếu mất chức năng quan trọng của  cả một hệ thống 
  • Prototype giúp cho việc xác thực được yêu cầu của hệ thống từ đó thực hiện nhanh hơn nhưng không đầy đủ chức năng của ứng dụng 
  • Với Prototype, bạn có thể điều chỉnh tất cả các chiến lược thiết kế phù hợp với nhu cầu của người dùng và bảo vệ dự án để hạn chế tốn thất về sau. 
  • Prototype sẽ có sự tham gia đầy đủ của các bộ phận từ: quản lý cấp trên, giám đốc sản phẩm, tiếp thị, nhà phát triển, nhà thiết kế, các bên liên quan, khách hàng. Từ đó giúp kiểm tra các vấn đề chi tiết hơn từ nhiều khía cạnh và bối cảnh để tạo ra một sản phẩm ứng dụng giải quyết tốt các vấn đề của người dùng.  
  • Một lợi ích của Prototype Model nữa chính là tính xác thực UX. Sản phẩm phần mềm khi thực hiện chạy một mẫu thử nghiệm prototyping sẽ giúp kiểm tra trải nghiệm người dùng (UX) tốt nhất. 

Hạn chế của prototype 

Trên thực tế thì bản prototype có thể làm tăng sự phức tạp của hệ thống.  Do đó, phạm vi của hệ thống có thể mở rộng hơn các kế hoạch ban đầu nên bạn cần phải lưu ý nhé. Bên cạnh đó thì chi phí và thời gian để đầu tư một Prototype cũng rất đắt đỏ. Do đó đòi hòi tính chính xác gần như là tuyệt đối.

Kết luận  

Trên đây, R2S đã chia sẻ kiến thức về mockup là gì và vai trò của mockup trong thiết kế phần mềm.  Hãy tìm hiểu kỹ về công cụ mockup và biết cách tạo nên một mockup chỉn chu hoàn thiện nhất. 

Một bản mockup tốt sẽ giúp cho việc lập trình phần mềm, ứng dụng được nhanh chóng, hiệu quả và đúng tiến độ hơn. 

Alert: You are not allowed to copy content or view source !!