Lập trình Java cơ bản cho người mới
Để bắt đầu học lập trình Java cơ bản, bạn cần có kiến thức về cú pháp cơ bản của ngôn ngữ và các khái niệm cơ bản trong lập trình hướng đối tượng.
Hiện nay, Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được sử dụng phổ biến trong phát triển phần mềm, trang web… nên bạn sẽ rất dễ dàng tìm hiểu. Khám phá ngay cách bắt đầu với Java ngay trong bài viết dưới đây của R2S nhé!
Lập trình Java cơ bản – Bắt đầu cho newbie
Nếu bạn đang cần tìm hiểu một lộ trình bao gồm đầy đủ những nài học lập trình Java cơ bản thì nội dung bài viết hôm nay chính là dành cho bạn.
R2S chúng tôi sẽ trình bày đến các bạn những nội dung và hướng dẫn các bạn chi tiết về:
- Tạo lớp và đối tượng đơn giản.
- Cách trình bày các quyền truy cập như public, protected, private khi khai báo thuộc tính và phương thức
- Hiểu được cách trình bày đặc điểm và mục đích sử dụng của phương thức khởi tạo khi xây dựng một lớp
- Biết tạo và cài đặt được interface
- Truy xuất đúng cách những thuộc tính và phương thức của lớp cơ sở khi thực hiện kế thừa
- Biết xử lý các ngoại lệ trong các xử lý nhập dữ liệu từ bàn phím, đọc và ghi file
- Học cách nhận diện và xử lý được ngoại lệ
- Đọc và ghi file đầy đủ bao gồm binary và text
- Biết tạo phương thức tham số hoá kiểu dữ liệu đúng cách
- Một số nội dung nâng cao khác
Điều kiện tiên quyết để học lập trình Java cơ bản là gì?
Trước khi học lập trình Java cơ bản, các bạn cần đảm bảo rằng mình đã đáp ứng được 2 điều kiện như sau:
Đã hoàn thành môn học lập trình C
Để học lập trình Java cơ bản, một điều kiện tiên quyết quan trọng là bạn đã hoàn thành môn học Lập trình C.
Bởi vì lập trình C là một ngôn ngữ lập trình cơ bản và nền tảng tốt để hiểu các khái niệm cơ bản về lập trình. Khi mà hiểu về kiến thức cơ bản trong lập trình C sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận và hiểu hơn về lập trình Java.
Cài đặt phần mềm NetBeans
Để bắt đầu viết và thực thi mã Java, bạn cần cài đặt một môi trường phát triển tích hợp (Integrated Development Environment – IDE) để viết và biên dịch mã. NetBeans là một IDE phổ biến được sử dụng cho lập trình Java.
Để cài đặt NetBeans, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Truy cập trang web chính thức của NetBeans (https://netbeans.apache.org/) và tải về phiên bản phù hợp của NetBeans.
- Bước 2: Sau khi tải về, chạy tệp tin cài đặt của NetBeans.
- Bước 3: Làm theo hướng dẫn trên màn hình để cài đặt NetBeans. Bạn có thể chọn các cấu hình mặc định hoặc tùy chỉnh theo nhu cầu của bạn.
- Bước 4: Hoàn tất quá trình cài đặt và khởi động NetBeans.
Sau khi đã cài đặt thành công NetBeans, bạn sẽ có một môi trường phát triển hoàn chỉnh để bắt đầu viết mã Java cơ bản và thực thi chương trình của mình rồi nhé.
Lộ trình chi tiết các bước học lập trình Java cơ bản
Lộ trình chi tiết các bước học lập trình Java cơ bản cho người mới sẽ bao gồm những bài học như sau:
Bài 1: Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Java
- Cách thức hoạt động
- Môi trường lập trình
- Tạo project và class với Netbeans
- Nhập xuất
Bài 2: Lập trình hướng đối tượng với Java cơ bản
Lập trình hướng đối tượng là một phương pháp lập trình phổ biến trong Java, và nó giúp chúng ta tổ chức và quản lý mã nguồn một cách hiệu quả.
Trong lập trình hướng đối tượng, chúng ta cần tìm hiểu sử dụng các khái niệm sau:
- Lớp (Class)
- Đối tượng (Object)
- Thuộc tính (Attribute)
- Phương thức (Method)
- Phương thức khởi tạo (Constructor)
- Tính kế thừa (Inheritance)
- Tính đóng gói (Encapsulation)
- Tính đa hình (Polymorphism)
Bài 3: Gói – Package và Interface trong Java là gì
- Ý nghĩa, cách tạo và sử dụng gói
- Phạm vi truy cập với public, protected và private
- Lớp trừu tượng (Class abstract)
- Đa thừa kế với giao diện (Interface)
Bài 4: Xử lý ngoại lệ (Exception) trong Java
Lập trình Java cơ bản – Xử lý ngoại lệ (Exception) là một khía cạnh quan trọng trong lập trình Java, cho phép chúng ta điều khiển và xử lý các tình huống ngoại lệ xảy ra trong quá trình thực thi chương trình. Dưới đây là các khái niệm liên quan:
- Sử dụng try-catch
- Sử dụng từ khóa final
- Sử dụng từ khóa throws và throw
Bài 5: Đọc và ghi tập tin (file) trong Java
Trong Java, chúng ta có thể đọc và ghi tập tin (file) bằng cách sử dụng các luồng (streams) dữ liệu. Có hai loại luồng dữ liệu chính: luồng byte và luồng character. Dưới đây là cách triển khai các khái niệm liên quan:
- Phân loại luồng dữ liệu
- Xử lý nhập xuất bằng luồng byte
- Xử lý nhập xuất bằng luồng character
- Xử lý ngoại lệ khi đọc và ghi file
Bài 6: Generic trong Java
Generic trong Java là một tính năng cho phép chúng ta tạo ra các lớp và phương thức có thể làm việc với nhiều kiểu dữ liệu khác nhau với 2 loại chính:
- Generic với lớp
- Generic với phương thức
Bài 7: Multithreading trong Java
Đa luồng (Multithreading) trong Java là khả năng của chương trình để thực thi nhiều luồng đồng thời, cho phép thực hiện nhiều tác vụ cùng một lúc. Thread là gì?
- Các trạng thái của Thread
- Vận dụng Thread
- Sự khác nhau giữa Runnable với Thread
Bài 8: Design pattern trong Java
Design pattern trong Java là một khuôn mẫu thiết kế được sử dụng để giải quyết các vấn đề phổ biến trong phát triển phần mềm. Dưới đây là triển khai ngắn gọn về các khái niệm liên quan:
- Các loại design pattern: Creational Patterns (Mẫu tạo đối tượng), Structural Patterns (Mẫu cấu trúc), Structural Patterns (Mẫu cấu trúc)
- Vận dụng các design pattern cơ bản nhằm cải thiện sự linh hoạt, tái sử dụng và hiệu suất của mã nguồn
Bài 9: Lập trình Java cơ bản – Internationalization và Localization trong Java
Internationalization (i18n) và Localization (l10n) là hai khái niệm quan trọng trong việc phát triển phần mềm để hỗ trợ đa ngôn ngữ và đa vùng địa lý
Việc hiểu Localization là gì? Các thành phần trong ứng dụng cần được quốc tế hóa và thực hành internationalization và localization cũng rất phù hợp cho người mới học về Java.
Kết luận
R2S mong là thông tin về lộ trình học lập trình Java cơ bản trên đây đã giúp bạn tự tin bắt tay vào việc học thật chăm chỉ.
Chúc bạn học lập trình Java thật vui và đừng quên theo dõi những bài học tiếp theo của chúng tôi!
Bài viết gốc được đăng tại: https://giasutinhoc.vn/