Lộ trình học lập trình C chi tiết cho người mới
Lộ trình học lập trình C cho người mới không quá khó để bắt đầu. Với những thông tin dưới đây, R2S sẽ cung cấp cho các bạn một lộ trình học chi tiết và bài bản nhất. Nào, hãy cùng đón xem bài viết!
Lộ trình học lập trình C quan trọng như thế nào?
Lộ trình học lập trình C là những tài liệu hướng dẫn cách lập trình bằng ngôn ngữ C. Đây là một ngôn ngữ lập trình cổ điển và được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng như phát triển hệ điều hành, các ứng dụng máy tính và các ứng dụng nhúng.
Lộ trình học lập trình này thường bao gồm các nội dung như cấu trúc của ngôn ngữ C, các kiểu dữ liệu và biến, cách khai báo và sử dụng hàm, điều kiện và vòng lặp, mảng và con trỏ, đọc và ghi tệp tin, và nhiều chủ đề khác nữa.
Lộ trình học lập trình C sẽ giới thiệu đến các bạn những thao tác quan trọng cần biết như:
- Khai báo biến/hằng trong C.
- Trình bày các kiểu dữ liệu khi khai báo biến/hằng.
- Xử lý việc nhập dữ liệu cho biến và hiển thị giá trị của biến ra màn hình console chính xác
Ngoài ra, chúng tôi còn hướng dẫn thêm cho các bạn:
- Viết được chương trình thao tác với mảng một chiều bao gồm nhập mảng, hiển thị mảng, tìm kiếm trên mảng, …
- Tạo và gọi được những hàm tự định nghĩa. Định nghĩa và sử dụng được kiểu dữ liệu mở rộng với struct.
- Viết các ứng dụng cho phép sử dụng kiểu dữ liệu mở rộng cho phép nhập, hiển thị, tìm kiếm thông tin… (chắng hạn như ứng dụng quản lý thông tin sinh viên gồm tên sinh viên, ngày sinh, giới tính, điểm trung bình….
Những yêu cầu cơ bản để bắt đầu lộ trình học lập trình C
Để học lập trình C, đầu tiên, bạn cần có kiến thức cơ bản về các khái niệm toán học, logic và thuật toán. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có kiến thức về các phép tính cơ bản như: cộng, trừ, nhân, chia và phép modulo.
Ngoài ra, bạn cần có một máy tính hoặc laptop để thực hành và luyện tập, cùng với một trình biên dịch C để biên dịch và chạy các chương trình C mà bạn viết.
Để học lập trình C, bạn cần tham khảo tài liệu học tập trực tuyến hoặc sách vở hướng dẫn lập trình C hoặc tham gia các khóa học lập trình C để được có lộ trình chi tiết
Cuối cùng, đừng quên cài đặt phần mềm C Free để bắt đầu học và thực hành!
Lộ trình học lập trình C: Nội dung đầy đủ A-Z
Lộ trình học lập trình C chi tiết cho người mới sẽ bao gồm những thông tin sau:
1: Tổng quan về lập trình c
- Lập trình và ngôn ngữ lập trình
Lập trình C là một ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ và phổ biến được phát triển từ những năm 1970 bởi Dennis Ritchie tại Bell Labs. Hiện nay, C đã trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình quan trọng nhất và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử.
Ngôn ngữ C đã trở thành nền tảng cho việc phát triển nhiều hệ điều hành, trình biên dịch, trình biên tập mã nguồn và ứng dụng phần mềm khác.
Hiện nay, ngôn ngữ này được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như phát triển phần mềm nhúng, phát triển ứng dụng máy tính, trò chơi điện tử, thiết kế vi mạch và hơn thế nữa.
- Thuật toán và cách biểu diễn thuật toán
Để lập trình bằng C, bạn cần sử dụng một trình biên dịch C như GCC (GNU Compiler Collection) hoặc Microsoft Visual Studio để biên dịch mã nguồn C thành mã máy thực thi. Bạn cũng cần một trình biên tập mã nguồn như Notepad++, Visual Studio Code hoặc vi để viết mã nguồn C.
2: Biến và toán tử trong c – Lộ trình học lập trình C
- Biến và cách khai báo biến
Kiểu dữ liệu bao gồm
- Kiểu số nguyên gồm int, long ( khi xét về độ lớn thì int nhỏ hơn long).
- Kiểu số thực gồm float, double ( khi xét về độ lớn thì float nhỏ hơn double).
- Kiểu ký tự sẽ là char.
- Kiểu chuỗi gồm mảng ký tự.
Lựa chọn kiểu dữ liệu nào còn tùy thuộc vào yêu cầu của chương trình
2. Toán tử: số học, luận lý, so sánh
- Toán tử gán (Assignment Operator)
- Toán tử toán học (Arithmetic)
- Toán tử so sánh
- Toán tử luận lý (logical)
3: Lộ trình học lập trình C – Xử lý nhập xuất
- Xử lý nhập với hàm nhập scanf: Cho phép nhập dữ liệu cho biến, bên dưới là cú pháp khai báo thư viện. Chúng ta sẽ thực hiện với hàm nhập scanf
- Xử lý xuất với hàm printf: Là xử lý để hiển thị dữ liệu của biến hoặc biểu thức ra màn hình. Chúng ta sẽ thực hiện với hàm nhập printf
- Hàm nhập và xuất thuộc thư viện stdio.h
4: Biểu thức điều kiện
- Câu lệnh rẽ nhánh if-else: Được sử dụng để kiểm tra điều kiện và thực hiện xử lý tương ứng với điều kiện đó.
- Câu lệnh lựa chọn switch-case: Nếu biểu thức điều kiện so sánh bằng với với một hằng kiểu số nguyên hoặc ký tự thì chúng ta nên sử dụng câu lệnh switch-case vì 2 lý do: Mã nguồn (source code) dễ đọc và Chương trình sẽ thực thi nhanh hơn.
5: Vòng lặp
- Vòng lặp for
- Vòng lặp do…while
- Vòng lặp while
- Cú pháp lệnh break
- Cú pháp lệnh continue
6: Lộ trình học lập trình C – Mảng trong c
- Khái niệm mảng: Mảng là một tập gồm nhiều phần tử có cùng kiểu dữ liệu. Ví dụ mảng kiểu int sẽ gồm nhiều phần tử có cùng kiểu int.
- Khai báo mảng
- Truy xuất các phần tử của mảng
Lưu ý: Thông qua chỉ số; Chỉ số trong lập trình C sẽ bắt đầu từ 0, nghĩa là phần tử thứ nhất có chỉ số là 0, phần tử thứ hai có chỉ số là 1 và cứ như thế cho đến phần tử thứ n sẽ có chỉ số là n-1.
7: Hàm trong c
- Hàm là gì?
- Mục đích sử dụng hàm là gì
- Khai báo các loại hàm cơ bản: hàm không tham số, hàm có tham số, hàm không trả về giá trị và hàm có trả về giá trị
- Gọi hàm, tham trị và tham biến chính xác
8: Con trỏ trong c
- Con trỏ là gì?
- Mục đích sử dụng trỏ là gì
- Học cách khai báo con trỏ
- Con trỏ với mảng là gì
Chúng ta truy cập phần tử của mảng thông qua chỉ số theo cú pháp Tên_Mảng[Chỉ_Số] và tham khảo địa chỉ của mảng theo cú pháp &Tên_Mảng[i]
- Con trỏ với chuỗi là gì
- Con trỏ với hàm là gì
9: Struct trong c
- Hiểu định nghĩa về struct trong C là kiểu dữ liệu mới dựa trên kiểu dữ liệu hiện có và có đặc điểm tập hợp nhiều thành phần có kiểu dữ liệu khác nhau.
- Khai báo và cách sử dụng kiểu dữ liệu mở rộng sử dụng từ khóa struct
- Mảng và kiểu dữ liệu mở rộng hoạt động như thế nào
Hãy đến website của R2S để tìm hiểu sâu hơn về lập trình và công nghệ thông tin để có nhiều kiến thức hay về nó hơn nha.
Bài viết gốc được đăng tải tại giasutinhoc.vn