Hotline: 0919 365 363; Email: daotao@r2s.edu.vn

Mockup là gì? Mockup có vai trò gì? 

Mockup là gì? Mockup có vai trò gì? 

Kiến thức hữu ích

Mockup là gì? Mockup có vai trò gì? 

Mockup là gì? Tại sao lại ứng dụng Mockup vào các phần mềm? Hãy tìm hiểu những thông tin quan trọng nhất về Mockup trong bài viết dưới đây của R2S.

Khái niệm Mockup là gì?

Mockup là gì
Khái niệm Mockup là gì?

Mockup là gì? Hiện nay, trong sản xuất và thiết kế ấn phẩm cũng như phần mềm, mockup là một mô hình kích thước thu nhỏ hoặc đầy đủ của một thiết kế, có thể là mô hình máy bay thu nhỏ, mô hình công ty, mô hình đô thị mới, website, phần mềm nào đó.

Mockup thường được sử dụng để giảng dạy, trình diễn, đánh giá, quảng cáo hoặc các mục đích khác.

Mockup có sự chi tiết hơn về: màu sắc, vị trí field, kích cỡ, font chữ, hình ảnh, đường kẻ, phân lô, phân luồngn validation của các trường dữ liệu để thể hiện rõ nét nhất về ấn phẩm đó.

So với Wireframe chỉ thể hiện bố cục, cấu trúc của màn hình là chủ yếu. Thì Mockup lại thể hiện rõ màn hình nó có gì ở trỏng, chi tiết đến từng field, dấu chấm, dấu phẩy.

Tại sao phải dùng đến mockup? Vai trò của mockup là gì?

Tại sao phải dùng mockup
Tại sao phải dùng đến mockup?

Hiện nay trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thiết kế, công nghệ thông tin, sản xuất…

Mockup có vài trò rất quan trọng, bởi những lý do sau đây:

Mockup là phương tiện tốt nhất để liên lạc với khách hàng

Thông thường, ở các công ty, doanh nghiệp người nhận dự án về sẽ là BA hoặc là PM. Các programer, tester thì sẽ không tiếp xúc cũng như nói chuyện trực tiếp với khách hàng.

Do đó, mockup lúc này sẽ đóng vai trò là cầu nối liên lạc giúp các lập trình viên code, tester theo mong muốn của khách hàng. Những lưu ý quan trọng hay thắc mắc của khách hàng sẽ được ghi lại trong mockup để dễ dàng thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra.

Mockup giúp giải quyết mâu thuẫn giữa các bên liên quan

Trong quá trình lập trình phần mềm hay ứng dụng, sẽ có một số mâu thuẫn xảy ra. Và với mockup, bạn chỉ cần thực hiện đúng theo kế hoạch ban đầu với khách hàng của mình.

Mockup đã thể hiện đúng yêu cầu khách hàng nên chỉ cần bắt tay theo làm đúng y như vậy là được.

Mockup là gì? Hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ dự án

Hiện nay, mockup được dùng cho việc thể hiện sự thống nhất yêu cầu giữ khách hàng với dự án. Do đó bạn không cần phải tốn thêm thời gian cho việc chỉnh sửa, thay đổi.

Chính như vậy mà mockup sẽ giúp tiết kiệm tối đa thời gian cho đôi bên, đảm bảo tiến độ công việc nhanh và chính xác nhất.

Mockup giúp đảm bảo sự nhất quán về giao diện

Mockup sẽ là một công cụ giúp giao diện của sản phẩm đúng yêu cầu nhất. Chỉ với mockup, bạn sẽ biết được mình nên làm sao cho đúng kế hoạch, đúng như mong muốn với khách hàng đã lên trước đó.

Từ đó tránh việc sai sót không đáng có, ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tiến độ công việc.

Hạn chế tối đa mọi rủi ro với mockup

Thực tế, khi không có mockup thì bạn sẽ rất dễ phạm phải những lỗi nhỏ nhặt về màu sắc, bố cục, font chữ… Để hạn chế tình trạng này xảy ra chính là vai trò của mockup.

Sự khác biệt cơ bản của Mockup với Sketch, Wireframe, Prototype là gì?

Phân biệt mockup
Sự khác biệt cơ bản của Mockup với Sketch, Wireframe, Prototype là gì

Trước khi giúp bạn phân biệt được các thuật ngữ trên, hãy cùng xem qua khái niệm cơ bản nhất của từng cái nhé.

  • Sketch: bản phác thảo nhanh UI của phần mềm chính là Sketch. Bản này dùng để ghi nhận nhanh ý tưởng về một chức năng nào đó.
  • Wireframe: bố cục của UI dùng để thể hiện rõ được luồng thao tác và cấu trúc nhóm thông tin có trên UI đó với màu đen và trắng
  • Mockup: cũng được hiểu là một bản Wireframe, nhưng chi tiết và đầy đủ hơn về màu sắc hơn, đường nét rõ ràng hơn.
  • Prototype: là “mẫu thử đầu tiên” của phần mềm nhất định. Với Prototype thì người dùng có thể tương tác được trên màn hình của phần mềm đó.

Sketch, Wireframe, Mockup, hay Prototype trong phần mềm đều đóng vai trò như là một bản thiết kế. Về cơ bản, để xây một phần mềm thì anh em cũng phải đi từ thiết kế sơ bộ nhất cho đến thiết kế chi tiết nhất. theo 4 cấp độ đó là: Sketch => Wireframe => Mockup => Prototype.

Trong đó thì mockup đứng vị trí thứ 3, tức là có độ chi tiết trên màn hình của đạt mức cao nhất.

Một số lưu ý khi thiết lập mockup

Một số lưu ý khi thiết lập mockup

Để tạo được mockup chi tiết thì bạn cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Hãy khai thác ý tưởng với khách hàng. Từ đó tạo lập quy trình sao cho thuận tiện nhất, xác định công cụ phù hợp rồi định ra bố cục gọn gàng phân cấp thông tin theo quy trình để Wireframe trước. Sau đó thì dựa vào chính wireframe này để tạo nên mockup chi tiết nhất.
  • Sử dụng các công cụ lập mockup chuyên nghiệp như Adobe Photoshop
  • Các bước lập mockup cũng như wireframe nhưng bạn cần nắm rõ User Requirement về: chức năng/ nhóm chức năng của màn hình. màn hình này có nằm trong Business Process Flow, nội dung của màn hình thể hiện, Input/ Output trên màn hình
  • Hãy lập mockup một cách chính xác, chân thật và chính xác thứ mà khách hàng muốn.

Kết luận

Trên đây, R2S đã chia sẻ kiến thức về mockup là gì và vai trò của mockup trong thiết kế phần mềm. Hãy tìm hiểu kỹ về công cụ mockup và biết cách tạo nên một mockup chỉn chu hoàn thiện nhất.

Một bản mockup tốt sẽ giúp cho việc lập trình phần mềm, ứng dụng được nhanh chóng, hiệu quả và đúng tiến độ hơn.

Alert: You are not allowed to copy content or view source !!