Hotline: 0919 365 363; Email: daotao@r2s.edu.vn

IOT – Cơ hội nghề nghiệp ngành IOT 2022

IOT – Cơ hội nghề nghiệp ngành IOT 2022

1
Kiến thức hữu ích

IOT – Cơ hội nghề nghiệp ngành IOT 2022

IOT là thuật ngữ đã quá quen thuộc với nhiều người nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa cũng như vai trò của nó trong ngành công nghệ thông tin. Ở bài viết này, R2S sẽ đưa bạn đi sâu hơn vào phân tích IOT là ngành gì, tại sao nó đang là xu hướng và làm sao để theo đuổi nó. Hãy cùng R2S tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

IOT là ngành gì?

IOT

Để hiểu IOT là ngành gì thì trước tiên hãy đi vào phân tích xem IOT giữ vai trò như thế nào nhé.

IOT (Internet Of Thing) được hiểu là cách giao tiếp giữa các thiết bị và tương tác với dữ liệu qua giao thức trung gian. Nhờ vậy có thể ứng dụng trong các hệ thống nhà thông minh, dịch vụ sức khỏe, thành phố thông minh. 

Từ đây, IOT là ngành giúp người học được tìm hiểu từ những khái niệm cơ bản tới cách vận hành hệ thống này. Đồng thời nắm chắc giao thức kết nối trong hệ thống thông tin và các phần cứng liên quan. 

Tại sao IOT lại được coi là công nghệ tiêu biểu của công nghiệp 4.0?

Cách mạng công nghệ 4.0 là nền tảng cho sự phát triển vượt bậc của các hệ thống quản lý thông minh như smart home, smart city, nhà máy số. Để tạo nên tổng thể ngành vận hành hiệu quả, công nghiệp 4.0 rẽ ra các nhánh nhỏ như AI, Big data, Robotic, Cloud Computing và trong đó có cả IOT. Chúng sở hữu những nhiệm vụ riêng biệt, móc nối với nhau để cho ra những giải pháp thiết thực ứng dụng trong đời sống.

Trong cách mạng 4.0, IOT giữ vai trò vô cùng quan trọng đó là kết nối các thiết bị. Hỗ trợ chúng trao đổi dữ liệu, xử lý và tạo cơ sở ra quyết định, hành vi phù hợp với từng nhu cầu riêng biệt. Chính vì  thế IOT được coi là công nghệ tiêu biểu của công nghiệp 4.0, giữ vai trò quan trọng, làm nền tảng phát triển các công nghệ khác.

Ưu và nhược điểm của IoT

IOT

Ưu điểm

  • Truy cập thông tin từ mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị.
  • Cải thiện việc giao tiếp giữa các thiết bị điện tử được kết nối.
  • Chuyển dữ liệu qua mạng Internet giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
  • Tự động hóa các nhiệm vụ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.

Nhược điểm

  • Khi nhiều thiết bị được kết nối và nhiều thông tin được chia sẻ giữa các thiết bị, thì hacker có thể lấy cắp thông tin bí mật cũng tăng lên.
  • Các doanh nghiệp có thể phải đối phó với số lượng lớn thiết bị IoT và việc thu thập và quản lý dữ liệu từ các thiết bị đó sẽ là một thách thức.
  • Nếu có lỗi trong hệ thống, có khả năng mọi thiết bị được kết nối sẽ bị hỏng.
  • Vì không có tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tương thích cho IoT, rất khó để các thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau giao tiếp với nhau.

IOT được ứng dụng trong thực tế như thế nào?

Xe tự vận hành

Với IOT, có thể tạo ra những hệ thống điều khiển và quản lý, giám sát phương tiện giao thông qua các dữ liệu được thu thập từ nhiều thiết bị. Ứng dụng này có thể thể hiện qua các tính năng phát hiện động cơ lỗi, di chuyển theo GPS, tuỳ chỉnh nhiệt độ trên xe, giảm sóc….

IOT là ngành gì không quan trọng, bạn có thể thấy vai trò của nó ngay trên đường phố qua việc quan sát phương tiện giao thông như ô tô, xe điện di chuyển không người lái, tiện lợi và tiết kiệm nhân lực.

Giám sát an ninh

Ngoài việc sử dụng các loại camera có độ phân giải lớn, công nghệ IOT can thiệp giúp hệ điều hành có thể sử dụng dữ liệu này để phát hiện chuyển động, nhận dạng khuôn mặt và tăng cường an ninh khu vực.

Hơn nữa với khả năng xử lý dữ liệu tốc độ cao, công nghệ IOT phù hợp với những khu vực đông người, môi trường có nhiều thay đổi, đảm bảo đáp ứng hầu hết nhu cầu giám sát an ninh trên toàn thế giới.

Thành phố thông minh, nhà thông minh

Có rất nhiều thiết bị thông minh được quản lý tập trung thông qua công nghệ kết nối IOT. Cụ thể hơn, bạn có thể dễ dàng điều khiển loa, tivi, rèm cửa, đèn, nhiệt độ phòng, ….bằng giọng nói mà không cần sử dụng điều khiển hay di chuyển.

Thiết bị theo dõi sức khoẻ thông minh

Các thiết bị theo dõi thông minh như đồng hồ, thiết bị đeo khác thường có nhiệm vụ đo thông số của cơ thể sau đó cảnh báo qua điện thoại  hoặc tự động gọi cấp cứu nếu người dùng có dấu hiệu gặp nguy hiểm.

Chính vì thế IOT can thiệp vào giúp việc kết nối đồng hồ và điện thoại, thiết bị khác một cách tức thời, hiệu quả hơn, thậm chí có thể xử lý nhiều dữ liệu cùng lúc. 

IOT – Cơ hội nghề nghiệp 2022

Nếu bạn đã hiểu IOT là ngành gì và muốn theo đuổi thì trong tương lai sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho bạn. Một số vị trí với mức lương cao như kỹ sư phần cứng, phân tích dữ liệu, lập trình viên, phát triển giao diện, an toàn bảo mật thông tin,…

Đa số các ngành học ứng dụng IOT đều phục vụ các doanh nghiệp phát triển nền tảng ứng dụng, hệ thống nhằm bảo vệ, tăng trải nghiệm người dùng. Chính vì thế đi cùng xu hướng phát triển công nghệ thông tin hiện nay thì việc có một cơ hội việc làm tốt là vô cùng dễ dàng.

Lời kết

IOT hứa hẹn là ngành học có cơ hội việc làm hấp dẫn trong tương lai, được những sinh viên yêu thích công nghệ thông tin theo đuổi, hãy cân nhắc lựa chọn nhé. Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã hiểu hơn về IOT là ngành gì cũng như có cái nhìn tổng quan, lựa chọn được trường theo học phù hợp.

R2S Academy cung cấp các khóa học lập trình chuyên nghiệp hiện nay. Nếu bạn quan tâm cũng như muốn tìm hiểu thêm được nhiều bài blog kiến thức như trên, tham khảo TẠI ĐÂY nhé. R2S xin chân thành cảm ơn.

Facebook: R2S Academy

Alert: You are not allowed to copy content or view source !!