Hotline: 0919 365 363; Email: daotao@r2s.edu.vn

Blog

JDBC – Java Database Connectivity là gì?

JDBC
Kiến thức hữu ích

JDBC – Java Database Connectivity là gì?

JDBC là một API để kết nối và thực thi truy vấn với cơ sở dữ liệu. JDBC API sử dụng các JDBC Driver để kết nối với cơ sở dữ liệu. JDBC làm việc với Java trên các nền tảng đa dạng như Windows, Mac OS, Unix, …

Để đáp ứng được nhu cầu học tập và tìm hiểu về cách Java làm việc như thế nào với cơ sở dữ liệu, chúng tôi cung cấp các bài hướng dẫn về Java Database Connectivity.

Để tìm hiểu thêm về các nội dung có liên quan đến lập trình hãy cùng khám phá những nội dung bên dưới với R2S nhé!

JDBC – Java Database Connectivity là gì? 

JDBC
JDBC – Java Database Connectivity là gì? 

JDBC là viết tắt của Java Database Connectivity, là một giao diện lập trình ứng dụng (API) cho phép các ứng dụng Java kết nối với các cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) như MySQL, Oracle, SQL Server và PostgreSQL để truy xuất và thao tác dữ liệu. 

API này cung cấp các lớp và giao diện để liên kết ứng dụng Java với cơ sở dữ liệu và thực hiện các hoạt động như tạo, đọc, cập nhật và xóa dữ liệu. 

JDBC hỗ trợ các chức năng như tạo ra một kết nối đến một cơ sở dữ liệu, tạo câu lệnh SQL (Structured Query Language), thực thi câu lệnh SQL, xem và thay đổi dữ liệu.

Kiến trúc Java Database Connectivity Architecture

DBC là viết tắt của Java Database Connectivity, là một API (Application Programming Interface) trong Java cho phép các ứng dụng Java truy cập và thao tác với các cơ sở dữ liệu quan hệ.

Kiến trúc JDBC (JDBC Architecture)
Kiến trúc JDBC (JDBC Architecture)

Trong đó:

  • JDBC API: Là một set gồm các interface và class trong Java, cung cấp các phương thức để tương tác với cơ sở dữ liệu từ ứng dụng Java. JDBC API được đóng gói trong package java.sql.
  • JDBC Driver Manager: Là một thành phần trong JDBC kiểm soát việc truy cập vào các driver JDBC. Nó tìm kiếm và chọn driver phù hợp để kết nối với cơ sở dữ liệu, dựa trên URL (Uniform Resource Locator) được cung cấp bởi ứng dụng. 
  • JDBC Driver: Là một thành phần của JDBC cung cấp một giao diện để kết nối với một cơ sở dữ liệu cụ thể. Mỗi loại cơ sở dữ liệu sẽ có một JDBC Driver riêng để tương tác với nó

Các thành phần Java Database Connectivity thông dụng

DriverManager:

 Lớp này quản lý một danh sách trình điều khiển cơ sở dữ liệu (database drivers). Lựa chọn trình điều khiển phù hợp từ yêu cầu của ứng dụng java sử dụng giao thức giao tiếp.

Connection: 

Đại diện cho một kết nối tới cơ sở dữ liệu. Khi ứng dụng Java cần tương tác với cơ sở dữ liệu, nó sẽ tạo ra một kết nối tới cơ sở dữ liệu thông qua Connection.

Statement: 

Đối tượng này dùng để thực thi các câu lệnh SQL như câu lệnh thêm dữ liệu (insert), câu lệnh thay đổi dữ liệu (update), câu lệnh xoá dữ liệu (delete), câu lệnh xem dữ liệu (select), …

ResultSet: 

Đối tượng này sẽ chứa các dữ liệu sau khi chúng ta thực thi câu lệnh xem dữ liệu. Sử dụng đối tượng này để duyệt qua tất cả các dữ liệu được chứa trong ResultSet.

SQLException: 

Lớp này có nhiệm vụ xử lý tất cả những ngoại lệ phát sinh trong quá trình ứng dụng java thao tác với cơ sở dữ liệu.

Phân loại (JDBC Drivers Types)

DBC (Java Database Connectivity) là một API (Application Programming Interface) trong Java cho phép các ứng dụng Java truy cập vào cơ sở dữ liệu.

JDBC cho phép các ứng dụng Java kết nối và thao tác với các cơ sở dữ liệu như MySQL, Oracle, SQL Server và các hệ thống cơ sở dữ liệu khác.

Loại 1: Sử dụng cầu nối ODBC – Open Database Connectivity (JDBC – ODBC Bridge Driver). 

JDBC – ODBC Bridge Driver
JDBC – ODBC Bridge Driver

Đây là driver đầu tiên được phát triển để kết nối với cơ sở dữ liệu. Nó sử dụng giao thức ODBC (Open Database Connectivity) để kết nối với các cơ sở dữ liệu.

Driver này có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau nhưng hiệu suất không cao.

Loại 2: JDBC-Native API

Sử dụng cầu nối ODBC – Open Database Connectivity
Java Database Connectivity -Native API

Driver này sử dụng các API của cơ sở dữ liệu để kết nối. Nó được phát triển riêng cho mỗi cơ sở dữ liệu và chỉ chạy trên một số hệ điều hành nhất định. Driver này đem lại hiệu suất cao hơn so với JDBC-ODBC Bridge Driver.

Loại 3: JDBC kết nối thông qua các ứng dụng mạng trung gian

JDBC-Native API
JDBC kết nối thông qua các ứng dụng mạng trung gian

Driver này sử dụng một giao thức mạng như TCP/IP để truyền thông giữa ứng dụng Java và cơ sở dữ liệu. Nó yêu cầu một phần mềm trung gian để giải quyết các yêu cầu của ứng dụng Java và giải mã chúng thành các yêu cầu cơ sở dữ liệu.

Loại 4: Java Database Connectivity kết nối trực tiếp với trình điều khiển cơ sở dữ liệu (100% Pure Java)

JDBC kết nối trực tiếp với trình điều khiển cơ sở dữ liệu
JDBC kết nối trực tiếp với trình điều khiển cơ sở dữ liệu

Tổng kết trình điều khiển nào nên được sử dụng (Which driver should be used)

Nếu chúng ta truy cập vào một loại cơ sở dữ liệu như MySQL, SQL Server, PostgreSQL, Oracle, … thì loại 4 nên được sử dụng.

Nếu ứng dụng Java của bạn truy cập vào nhiều loại cơ sở dữ liệu cùng một lúc thì loại 3 nên được sử dụng.

Loại 2 được sử dụng trong một số tình huống như khi loại 3 hoặc loại 4 là không có sẵn cho cơ sở dữ liệu của bạn.

Loại 1 thường được sử dụng với mục đích thử nghiệm.

Giới thiệu một số câu lệnh SQL thông dụng

Tạo cơ sở dữ liệu

CREATE DATABASE DATABASE_NAME;

Xóa cơ sở dữ liệu

DROP DATABASE DATABASE_NAME;

Tạo bảng

CREATE TABLE table_name (
   column_name column_data_type,
   column_name column_data_type,
   column_name column_data_type
   ...
);

Xoá bảng

DROP TABLE table_name;

Thêm dữ liệu

INSERT INTO table_name VALUES (columnValue1, columnValue2, ...);

Xoá dữ liệu

DELETE FROM table_name WHERE conditions;

Thay đổi dữ liệu

UPDATE table_name
SET column_name = value, column_name = value, ...
WHERE conditions;

Xem dữ liệu

SELECT column_name, column_name, ...
FROM table_name
WHERE conditions;

Kết luận

Như vậy, qua bài viết về giới thiệu về JDBC trên đây, R2S chúng tôi đã giúp bạn hiểu được về Java Database Connectivity là gì?, Kiến trúc JDBC,  và Các loại JDBC, Các câu lệnh SQL thường dùng

Đừng quên bỏ lỡ bất cứ bài viết nào của chúng tôi để học thêm nhiều kiến thức hữu ích về lập trình java nhé.

Hãy đến website của R2S để tìm hiểu sâu hơn vào lập trình và công nghệ thông tin để có nhiều kiến thức hay về nó hơn nha. 

Bài viết gốc được đăng tải tại giasutinhoc.vn

Alert: You are not allowed to copy content or view source !!