Hotline: 0919 365 363; Email: daotao@r2s.edu.vn

Blog

Mô hình thực thể kết hợp

1.mo-hinh-thuc-the-ket-hop-min
Kiến thức hữu ích

Mô hình thực thể kết hợp

Mô hình thực thể kết hợp là một phương pháp thiết kế hệ thống thông tin dựa trên thực thể (Entity), mối kết hợp (Relationship). 

Hiện nay, mô hình này được sử dụng rộng rãi trong các dự án phần mềm lớn và phức tạp để đảm bảo tính toàn vẹn và hiệu quả của hệ thống. Và để tìm hiểu rõ hơn, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của R2S nhé!

Mô hình thực thể kết hợp là gì?

Mô hình thực thể kết hợp (EntityRelationship Model) là một mô hình được sử dụng để mô tả cấu trúc và quan hệ giữa các thực thể trong cơ sở dữ liệu. Mô hình này sử dụng các thực thể để biểu diễn các đối tượng trong thế giới thực và các quan hệ giữa chúng. 

Trong mô hình này, các thực thể được đại diện bằng các hình dạng hình chữ nhật, và các quan hệ giữa chúng được biểu diễn bằng các đường nối. Mỗi thực thể có các thuộc tính riêng, và các quan hệ giữa các thực thể được xác định bằng cách sử dụng các ràng buộc và quan hệ khóa.

Mô hình giúp xác định và mô tả cấu trúc dữ liệu trong cơ sở dữ liệu, đồng thời cung cấp một cách trực quan để hiểu và thiết kế cơ sở dữ liệu. Nó là một công cụ quan trọng trong quá trình phân tích, thiết kế và triển khai cơ sở dữ liệu.

Biểu diễn mô hình này dưới dạng sơ đồ thực thể liên kết (Entity Relationship Diagram – ERD).

Biểu diễn sơ đồ ERD

Biểu diễn sơ đồ ERD
Biểu diễn sơ đồ ERD

Thực thể

Thực thể là một đối tượng cần được quản lý, được biểu diễn bằng hình chữ nhật và có danh sách các thuộc tính. Ví dụ về một thực thể có thể là nhân viên.

Thực thể mô hình thực thể kết hợp
Thực thể

Mối kết hợp

Mối kết hợp là sự tương tác giữa hai hoặc nhiều thực thể, được đặt tên và thường được miêu tả bằng động từ. Ví dụ, một nhân viên có thể làm việc tại một phòng ban và cũng có thể là trưởng phòng của một phòng ban.

Các loại Mô hình thực thể kết hợp 

Mối kết hợp 1 – 1

Mỗi thực thể trong nhóm đầu tiên tương ứng với duy nhất và chỉ duy nhất một thực thể trong nhóm thứ hai, và ngược lại. Ví dụ, mỗi giảng viên chỉ được cấp một máy tính và một máy tính chỉ được cấp cho một giảng viên duy nhất.

Mối kết hợp 1 – 1 mô hình thực thể kết hợp
Mối kết hợp 1 – 1

Mô hình thực thể kết hợp – Mối kết hợp 1 – N

Thực thể thứ nhất tương ứng với nhiều đối tượng của thực thể thứ hai. Ví dụ, mỗi lớp học có nhiều sinh viên và mỗi sinh viên chỉ thuộc về một lớp học duy nhất 

Mô hình thực thể kết hợp – Mối kết hợp 1 – N
Mô hình thực thể kết hợp – Mối kết hợp 1 – N

Mô hình thực thể kết hợp – Mối kết hợp N – N

Các đối tượng trong thực thể thứ nhất có liên quan đến nhiều đối tượng trong thực thể thứ hai và ngược lại.

 Ví dụ, mỗi sinh viên đăng ký một hoặc nhiều môn học và một môn học có thể có một hoặc nhiều sinh viên đăng ký.

Mô hình thực thể kết hợp – Mối kết hợp N – N
Mô hình thực thể kết hợp – Mối kết hợp N – N

Ví dụ về sơ đồ ERD

Ví dụ về sơ đồ ERD - mô hình thực thể kết hợp
Ví dụ về sơ đồ ERD

Các bước tạo mô hình thực thể kết hợp

Để tạo ERD, chúng ta thực hiện 2 bước sau:

  •  Bước 1. Xác định thực thể và thuộc tính bao gồm thuộc tính khóa và thuộc tính đa trị.
  •  Bước 2. Xác định mối quan hệ có thể có giữa các thực thể, thuộc tính mối kết hợp.

Bài tập vận dụng: Thiết kế cơ sở dữ liệu quản lý forum

  •  Các thành viên tham gia diễn đàn có mã số là duy nhất, họ tên thành viên và mật khẩu.
  •  Các bài viết có mã số bài viết, tiêu đề của bài viết và nội dung bài viết.
  •  Các chủ đề của các bài viết có mã số chủ đề (thuộc tính khóa) và tên của chủ đề.
  •  Mỗi bài viết được đăng bởi một thành viên và mỗi thành viên có thể đăng nhiều bài viết.
  •  Một bài viết phải thuộc một chủ đề và một chủ đề có thể có nhiều bài viết.
  • Trong ERD, chúng ta sẽ sử dụng các ký hiệu như hình chữ nhật để biểu diễn thực thể, hình elip để biểu diễn thuộc tính, và các đường nối để biểu diễn mối quan hệ giữa các thực thể.

Mô hình thực thể kết hợp – Bài tập thực hành

Bài 1: Thiết kế cơ sở dữ liệu quản lý đào tạo

  •  Mỗi sinh viên có các thông tin như họ tên, ngày sinh, giới tính, nơi sinh, số điện thoại và email. Sinh viên được cấp một mã số sinh viên duy nhất và chỉ thuộc về một lớp học.
  •  Mỗi lớp học có một mã số lớp duy nhất, tên lớp và chỉ thuộc về một khoa.
  •  Mỗi khoa có một tên khoa và một mã số khoa duy nhất.
  •  Mỗi môn học có tên môn học, số giờ học và mã số môn học duy nhất.
  •  Mỗi giảng viên có thông tin như họ và tên, chuyên ngành và được cấp một mã số giảng viên duy nhất. Giảng viên thuộc một khoa.
  •  Mỗi sinh viên có thể thi tối đa 2 lần cho mỗi môn học, và mỗi lần thi sẽ có điểm thi.

Bài 2: Thiết kế cơ sở dữ liệu quản lý siêu thị

  •  Mỗi khu vực có một mã số phân biệt, tên và chuyên bán một loại hàng.
  •  Mỗi loại hàng có một mã số, tên và bao gồm nhiều mặt hàng.
  •  Mỗi mặt hàng có một mã số phân biệt, tên, đơn vị tính và đơn giá bán hiện hành. Mặt hàng có thể được cung cấp bởi nhiều nhà cung ứng.
  •  Mỗi nhân viên chỉ làm việc tại một khu vực và có một mã số phân biệt, cùng với các thông tin như họ tên, ngày sinh, địa chỉ và ngày vào làm việc.
  •  Mỗi nhà cung ứng có một mã số phân biệt, tên công ty, địa chỉ, số điện thoại và fax. Mỗi nhà cung ứng có thể có nhiều số điện thoại.
  •  Mỗi khách hàng khi mua hàng sẽ có một hóa đơn gồm số hóa đơn, ngày lập hóa đơn, tên khách hàng, địa chỉ và danh sách các mặt hàng mua kèm theo đơn giá bán.

Lưu ý: Trong mô hình thực thể kết hợp, chúng ta sử dụng các ký hiệu như hình chữ nhật để biểu diễn thực thể, hình elip để biểu diễn thuộc tính và các đường nối để biểu diễn mối quan hệ giữa các thực thể.

Kết luận

Như vậy, bạn có thể thấy nô hình thực thể kết hợp để biểu diễn mối liên kết giữa các thực thể trong thiết kế mô hình mức khái niệm. Hãy hiểu và ứng dụng mô hình thực thể liên kết là thực thể, thuộc tính và mối kết hợp thật phù hợp nhé!

Bài viết gốc được đăng tại: giasutinhoc.vn

Alert: You are not allowed to copy content or view source !!