So sánh giữa Native App và Hybrid App khác nhau thế nào?
So sánh giữa Native App và Hybrid App khác nhau thế nào?
So sánh giữa Native App và Hybrid App để chọn cho mình nền tảng phù hợp vô cùng quan trọng. Bởi đây là 2 sự lựa chọn phổ biến nhất trong lập trình ứng dụng.
Vậy Hybrid App là gì? Native app là gì? Hãy cùng với R2S tìm ra điểm khác biệt và chọn ra nền tảng phù hợp với bản thân nhất!
So sánh giữa Native App và Hybrid App: Sự khác biệt cơ bản
Cả Native App và Hybrid App đều đóng vai trò quan trọng trong việc lập trình ứng dụng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự khác biệt cơ bản nhất khi tìm hiểu về Native App và Hybrid App ngay trong nội dung bên dưới.
Native App – so sánh giữa Native App và Hybrid App
Native App hay còn gọi là ứng dụng di động gốc chính là ứng dụng được tạo ra chỉ để sử dụng trong một nền tảng hoặc thiết bị cụ thể. Native App có thể dùng cho mọi hệ điều hành từ Android, iOS cho đến cả Windows.
Chính Native App được tạo và code đặc thù cho một nền tảng cụ thể bằng ngôn ngữ lập trình gốc của nó bằng việc sử dụng các ngôn ngữ khác nhau như:
- Đối với iOS, sử dụng Objective-C or Swift
- Đối với Android, sử dụng ngôn ngữ Java, Kotlin
So sánh giữa Native App với Hybrid App: Ứng dụng lai là gì?
Một ứng dụng lai hybrid sẽ được tạo dưới dạng một ứng dụng duy nhất. Đặc biệt là Hybrid App cho phép lập trinh viên sử dụng chỉ một cho nhiều nền tảng như Android, và iOS.
Ứng dụng hybrid chính là sự kết hợp giữa ứng dụng native và ứng dụng web bằng HTML5, CSS và JavaScript.
So sánh giữa Native App và Hybrid App: Về ưu – nhược của mỗi ứng dụng
Mỗi nền tảng sẽ mang lại những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Do đó khi tìm hiểu về Native App và Hybrid App cũng cần lưu ý đến điểm này nữa nhé.
Native App
Native App có ưu điểm gì?
Riêng với Native App thì nền tảng ứng dụng gốc này sẽ mang đến cho người dùng ưu điểm như là:
- Vì sẽ có các version khác nhau của một ứng dụng được tạo riêng cho mỗi nền tảng từ đó giúp ứng dụng chạy trơn tru và ổn định hơn.
- Native App cũng được tối ưu hóa về tốc độ về hiệu suất từ hỗ trợ cho ứng dụng và tích hợp các chức năng mới.
- Quan trọng nhất, ứng dụng gốc sẽ giúp người dùng có được trải nghiệm tốt nhất về hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng…
- Người dùng cũng không cần lo lắng đến vấn đề an toàn & bảo mật dữ liệu
- Đặc biệt, Native App hỗ trợ liên kết với các tính năng sẵn có trong thiết bị như là máy ảnh, GPS, lịch, micrô và các chức năng khác của điện thoại thông minh.
Một số hạn chế của ứng dụng gốc
Các hạn chế của nền tảng Native App mà bạn cần lưu ý như là:
- Bảo trì phức tạp
- Thời gian phát triển và bảo trì đều lâu
- Tốn kém chi phí
Hybrid App
Những điểm mạnh của ứng dụng lai
Trên đây là so sánh giữa Native App, và Hybrid App có những đặc điểm gì sẽ được chúng tôi trình bày ngay trong bài viết dưới đây:
- Tiết kiệm chi phí và cả công sức. Bởi với ứng dụng lai và bạn chỉ cần làm một lần cho tất cả các nền tảng (Android, iOS) mà thôi
- Bảo trì dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn
- Phù hợp với những ứng dụng đơn giản nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất khá tốt
Một số hạn chế của Hybrid App
Tuy nhiên chính Hybrid App cũng có một số hạn chế mà bạn cần lưu ý như sau:
- Hiệu suất performance của Hybrid App không quá cao
- Trải nghiệm người dùng đối với Hybrid App cũng sẽ không quá tốt
- Giữa Native App và Hybrid App thì hiệu suất và trải nghiệm của ứng dụng lai sẽ không được tối ưu như ứng dụng gốc
Native App và Hybrid App sử dụng công cụ nào?
Sau khi so sánh về lý thuyết thì khi ứng dụng mỗi nền tảng, chúng cũng sẽ sử dụng những công cụ khác nhau mà bạn cần lưu ý là:
- Công cụ phát triển Hybrid App: Iconic, Xamarin, React Native, Flutter
- Công cụ phát triển Native App: Xcode, Android Studio, Visual Code
So sánh giữa Native App và Hybrid App: Nên lựa chọn thế nào?
Để chọn được thì các cá nhân, công ty, tổ chức phải xác định được mục tiên của bản thân mình. Dù là ứng dụng lai hay ứng dụng gốc cũng sẽ hoàn hảo cho các trường hợp khác nhau.
Đối với những tổ chức tài chính, giao dịch tốt hơn nên chọn ứng dụng native do tính bảo mật và an toàn dữ liệu. Hay đơn giản muốn ra mắt ứng dụng với tính năng phức tạp, hiệu năng cao, ngoại tuyến thì ứng dụng native app cũng tốt hơn.
Đối với ứng dụng lai thì sẽ phù hợp hơn cho những ứng dụng ít tính năng, dùng cho việc giải trí hoặc cung cấp thông tin, dữ liệu cụ thể. Đặc biệt những start up với chi phí thấp thì bắt đầu với Hybrid App chính là lựa chọn hoàn hảo.
Hãy tham khảo khóa học Flutter của R2S Academy để học về cách tạo ứng dụng nhanh chóng, hiệu quả nhất. Học viên sẽ được học online qua video, được đào tạo trực tiếp bởi các trainer lâu năm. Từ đó, bạn được học đầy đủ lộ trình từ cơ bản đến nâng cao và dễ dàng ứng dụng vào thực tế.
Như vậy, bài viết trên của R2S đã chia sẻ về sự khác biệt khi so sánh giữa Native App và Hybrid App. Hiểu Native App là gì. Hybrid App là gì cùng các ưu điểm, nhược điểm của mỗi nền tảng sẽ giúp bạn lựa chọn được nền tảng mang lại hiệu quả cho mình nhất