Hotline: 0919 365 363; Email: daotao@r2s.edu.vn

Blog

Lộ trình trở thành BA Business Analyst

Lộ trình trở thành BA Business Analyst
Kiến thức hữu ích

Lộ trình trở thành BA Business Analyst

Business Analyst là gì? Tại sao vị trí này lại đang là xu hướng? Lộ trình trở thành ba có khó không? Tất cả thông tin sẽ được R2S trình bày ngay bên dưới, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé!

Tổng quan: Business Analyst là gì?

Business Analyst là gì
Business Analyst là gì

Business Analyst hay viết tắt BA dùng để chỉ những người làm việc trong lĩnh vực tìm hiểu nhu cầu của các bên liên quan trong tổ chức và xác định vấn đề hiện tại. Từ đó phân tích và đưa ra những giải pháp cụ thể giúp doanh nghiệp thay đổi theo hướng tích cực.

Một Business Analyst cũng phải làm việc với các bên liên quan để tìm hiểu nhu cầu cụ thể của các bên liên quan để lên những đề xuất, xây dựng các giải pháp cụ thể cho doanh nghiệp.  

Điều cần biết về business analyst?

Nghề BA không quá khó để bắt đầu. Và bạn không nhất thiết phải có background công nghệ thông tin mới làm được công việc này.

Lộ trình sự nghiệp khi trở thành Business Analyst?

Business Analyst là người có kiến thức không chỉ trong lĩnh vực CNTT mà còn hiểu được tư duy doanh nghiệp. Như vậy, lộ trình trở thành BA sẽ bắt đầu như sau

  • Fresher BA
  • Junior BA
  • Intermediate BA
  • Senior BA
  • Principal BA

Business Analyst có những nhóm vai trò nào?

Business Analyst có những nhóm vai trò nào?
Business Analyst có những nhóm vai trò nào?

Business Analyst không chỉ được tìm thấy trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà còn có ở nhiều ngành nghề khác nhau. Cụ thể đó là:

Business Analyst có vai trò nghiệp vụ 

Business Analyst có vai trò nghiệp vụ sẽ là các vị trí:

  • Business Requirement Analyst là chuyên viên phân tích yêu cầu nghiệp vụ đảm nhiệm việc quan sát công việc đang được tiến hành, và thông qua phân tích, xác định giải pháp cho các vấn đề liên quan
  • Business Process Analyst là chuyên viên phân tích quy trình nghiệp vụ với công việc phân tích quy trình nghiệp vụ chuyên mang lại sự thay đổi cho các tổ chức thông qua việc phân tích, thiết kế và thực hiện các quy trình nghiệp vụ
  • The Decision Analyst là chuyên viên phân tích lựa chọn sẽ sử dụng các công nghệ, phương pháp và thực tiễn giúp doanh nghiệp phát triển những hiểu biết mới và hiểu hiệu quả nghiệp vụ dựa trên dữ liệu 

Business Analyst với vai trò phân tích IT

Trong lộ trình trở thành BA, Business Analyst với vai trò phân tích IT sẽ là:

  • Systems Analyst là chuyên viên phân tích hệ thống để hiểu các khả năng CNTT và ứng dụng nào trong một tổ chức cung cấp các giải pháp tốt nhất
  • Business System Analyst là chuyên viên phân tích hệ thống nghiệp vụ: sử dụng các kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu để thực hiện các giải pháp CNTT để xác định, phát triển và thực hiện các giải pháp công nghệ hiệu quả, đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
  • Functional Analyst là chuyên viên phân tích chức năng với nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ phân tích kinh doanh 
  • Service Request Analyst là chuyên viên phân tích yêu cầu dịch vụ sẽ thực hiện các nhiệm vụ phân tích nghiệp vụ bằng cách chuyên hỗ trợ các bên liên quan của một ứng dụng hệ thống cụ thể, duy trì hệ thống và xử lý các yêu cầu của người dùng.

Cấp doanh nghiệp và vai trò của BA là gì?

Cấp doanh nghiệp và vai trò của BA thường gặp như là:

  • Enterprise Architect là kiến trúc sư doanh nghiệp đảm nhiệm việc tìm hiểu phát triển các tiêu chuẩn chính thức, quản lý các quy trình kiến trúc doanh nghiệp và cung cấp hướng dẫn cho nhóm kiến trúc khi kinh doanh
  • Business Architect là các kiến trúc sư nghiệp vụ: Vai trò tạo và duy trì kiến trúc nghiệp vụ để tận dụng các khả năng của doanh nghiệp và sử dụng hiệu quả quy trình, công nghệ, dữ liệu… tối ưu nhất.

Chức năng lãnh đạo trong lộ trình trở thành ba

Chức năng lãnh đạo của business analyst thường gặp là:

  • Quản lý BA (BA Manager)
  • Trưởng dự án BA (BA Project Lead)
  • Trưởng chương trình BA (BA Program Lead)
  • Trưởng nhóm thực thi BA (BA Practice Lead)
  • Quản lý mối quan hệ (Relationship Manager)

Học BA ở đâu tốt nhất? Lộ trình trở thành BA cho Freher như thế nào?

Học Business Analyst ở đâu?
Học Business Analyst ở đâu?

Với sự phát triển mạnh mẽ và sự ứng dụng rộng rãi CNTT thì BA không thể nào vắng mặt. Chuyên gia phân tích yêu cầu nghiệp vụ hiện đang trở nên rất phổ biến, và được săn đón bởi nhiều doanh nghiệp.

Do đó nếu yêu thích lĩnh vực này thì bạn hãy bắt đầu với khóa học 70 giờ học để trở thành Professional Business Analyst (BA) của R2S Academy!

Lộ trình trở thành BA cho Fresher

Lộ trình trở thành BA Business Analyst
Lộ trình trở thành BA Business Analyst

Lộ trình trở thành BA cho Fresher sẽ là:

  • Thành thạo về hệ thống thông tin: ngành Công nghệ thông tin là gì, khái niệm cơ bản về phần cứng, phần mềm trong IT
  • Am hiểu về quy trình phát triển phần mềm: Hoạt động phân tích nghiệp vụ trong quy trình, cách phân tích nghiệp vụ trong mội trường IT
  • Kiến thức và công cụ cho quá trình khám phá yêu cầu nghiệp vụ BA: các loại tài liệu yêu cầu nghiệp vụ và cách phân tích tài liệu
  • Thành thạo về về giao diện và trải nghiệm người dùng: Nguyên lý giao diện cơ bản và biết áp dụng thực tiễn.

Tại sao nên chọn 70 giờ học để trở thành Professional Business Analyst (BA) R2S

Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp khóa học BA, nhưng khóa học online của R2S Academy sẽ là lựa chọn tốt nhất bởi vì:

  • R2S cung cấp lộ trình trở thành BA bài bản, chuyên nghiệp và phù hợp cho người mới bắt đầu
  • Được dào tạo bởi đội ngũ trainer nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy và làm việc tại các doanh nghiệp lớn
  • Sau khóa học, các bạn sẽ được hỗ trợ cơ hội thực tập và việc làm tại chính R2S và các doanh nghiệp khác

Kết luận

Hy vọng R2S đã gửi đến bạn đọc kiến thức về nghề  Business Analyst là gì và lộ trình trở thành BA. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn khóa học với học phí ưu đãi ngay hôm nay!

Alert: You are not allowed to copy content or view source !!